Hà Nội: Nghi vấn hệ thống siêu thị hàng nhập ngoại Lê Vy Mark bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ


(CHG) Hệ thông siêu thị Lê Vy có địa chỉ tại: số 64 chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa và số 35 phố Đội Cấn, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình bày bán nhiều sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không tem phụ tiếng Việt, hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu.

LTS: Tem phụ là loại tem nhãn được dán trên hàng hóa, bao bì sản phẩm, thể hiện thông tin cần thiết về hàng hóa bằng tiếng Việt và đính kèm theo nhãn nguyên gốc với tiếng nước ngoài trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Tem phụ có chức năng giúp người tiêu dùng nắm bắt được các thông tin cần thiết của sản phẩm.

Tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP (14/4/2017) về nhãn hàng hóa nêu rõ, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện, hoặc thể hiện chưa đầy đủ nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có tem phụ và giữ nguyên nhãn gốc hàng hóa. Nội dung trên nhãn phụ ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Mặc dù pháp luật đã quy định rất cụ thể, nhưng hệ thống siêu thị Lê Vy Mark vẫn đang bày bán nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không tem nhãn phụ tiếng Việt.

Sản phẩm hàng tiêu dùng được bày bán tại siêu thị Lê Vy toàn tiếng nước ngoài, không tem nhãn phụ tiếng Việt

Sản phẩm hàng tiêu dùng được bày bán tại siêu thị Lê Vy toàn tiếng nước ngoài, không tem nhãn phụ tiếng Việt

Được biết, Lê Vy Mark là hệ thống siêu thị chuyên kinh doanh hàng nhập ngoại, với đa dạng các mặt hàng hóa - mỹ phẩm; hàng tiêu dùng thông thường; các sản phẩm dành cho “mẹ và bé”; các sản phẩm đồ uống… Các sản phẩm được nhập về từ nhiều nước trên thế giới: Đài Loan; Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Thái Lan…

Theo thông tin phản ánh từ khách hàng, hệ thống Lê Vy Mark đang bày bán nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, nghi vấn là hàng nhập lậu.

Quan sát thực tế của chúng tôi cho thấy, tại hệ thống Lê Vy Mark hàng hóa bày bán rất phong phú, chủ yếu là các sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài như: sữa bột các loại; sữa tươi; dầu gội đầu; dầu sả; sữa tắm; bông tẩy trang; son môi; bánh, kẹo; dầu ăn; nước ngọt, mỳ chính…

Chia sẻ với chúng tôi, người phụ nữ nhận là chủ siêu thị cho hay: “Cửa hàng 35 phố Đội Cấn chị trực tiếp bán, còn tại địa chỉ đường Chùa Láng là ông xã chị làm chủ. Giá thành sản phẩm ở đây hợp lý nhất Hà Nội, quan trọng nữa  là chất lượng của sản phẩm tại đây chuẩn…”. Khi phóng viên hỏi cụ thể việc sản phẩm không có tem nhãn phụ tiếng Việt, người phụ nữ trên cho hay: “Các sản phẩm không có tem nhãn phụ bằng tiếng việt là hàng đóng container, không phải hàng liên doanh Việt Nam, không qua công ty nhập khẩu và phân phối, nên không có tem nhãn phụ (?)".

Những sản phẩm hàng tiêu dùng bày bán tại siêu thị Lê Vy không rõ về nguồn gốc xuất xứ, tuy nhiên được bày bán công khai.

Những sản phẩm hàng tiêu dùng bày bán tại siêu thị Lê Vy không rõ về nguồn gốc xuất xứ được bày bán công khai

Chúng tôi thắc mắc về những sản phẩm sữa có nguồn gốc từ nước ngoài, nhất là những sản phẩm sữa dành cho trẻ em, nếu không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, liệu người tiêu dùng có biết được thông tin về thành phần, chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng… nhất là các khuyến cáo, cũng như độ tuổi sử dụng sản phẩm? Người phụ nữ trên cho hay: “Đây là sản phẩm nhập về từ Hàn Quốc, hạn sử dụng đã in trên bao bì sản phẩm, còn cách dùng thì sẽ được tư vấn theo từng loại”.

Những thông tin sản phẩm bày bán tại hệ thống Lê Vy Mark cho thấy, phản ánh của bạn đọc với Tạp chí Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại là có căn cứ. Rất mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để giám sát việc tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tin.

Theo Điều 16 và 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 15/3/2015 của Bộ Tài chính, hàng hóa nhập vào Việt Nam phải thực hiện thủ tục hải quan, tất cả hàng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đều là hàng lậu, hàng trốn thuế.

Hành vi không dán nhãn phụ sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 26 Nghị định 80/2013/NĐ-CP, trong đó mức phạt cao nhất là phạt tiền từ 10.000.000- 15.000.000 đồng với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả, buộc thu hồi hàng hóa vi phạm về nhãn đang lưu thông trên thị trường…


Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Bình: Tiêu hủy 33.000 gói xúc xích ăn liền các loại nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, gồm 33.000 gói xúc xích ăn liền các loại hàng hóa nhập lậu, với số tiền phạt 30.000.000 đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật.

Xem chi tiết
Quảng Ngãi: Kiểm tra, phát hiện hàng nghìn thực phẩm nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi dừng phương tiện kiểm tra, phát hiện hàng nghìn thực phẩm nhập lậu, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Thu giữ, tiêu hủy số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk ban hành quyết định xử phạt 04 hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, với tổng mức phạt 124 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Honda và Yamaha

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra, phát hiện xử phạt các hộ kinh doanh phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu Honda và nhãn hiệu Yamaha, với tổng số tiền là 24.000.000 đồng.

Xem chi tiết
Thanh Hóa: Triệt phá dây sản xuất, buôn bán hàng chục nghìn sản phẩm chống đột quỵ giả

(CHG) Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an TP Thanh Hóa vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả qui mô lớn. Đã cung ứng ra thị trường hơn 20.000 hộp viên, với giá trị tương đương khoảng 50 tỉ đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3