Bắc Giang: Cần siết chặt quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản trên sông Cầu


(CHG) Việc khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép là hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật tài nguyên, nhất là hành vi khai thác cát, sỏi trên sông làm vật liệu xây dựng, hoặc hành vi xâm hại đê điều trong mùa mưa bão. Hệ lụy để lại sẽ vô cùng to lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh dòng chảy, an ninh nguồn nước, an ninh vật liệu xây dựng và an ninh đê điều.

Việc khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật tài nguyên, nhất là hành vi khai thác cát, sỏi trên sông làm vật liệu xây dựng, hoặc hành vi xâm hại đê điều trong mùa mưa bão. Hệ lụy để lại sẽ vô cùng to lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh dòng chảy, an ninh nguồn nước, an ninh vật liệu xây dựng và an ninh đê điều.

Nhu cầu sử dụng cát, sỏi làm vật liệu xây dựng ngày càng cao, bởi vậy nguồn tài khoáng sản trên đang dần trở nên khan hiếm. Dẫn đến, giá của các loại vật liệu này ngày càng cao. Chính vì vậy, nguồn thu từ khai thác, buôn bán loại vật liệu này trở nên hấp dẫn khiến các đối tượng sẵn sàng khai thác quá giấy cho phép, khai thác ngoài luồng, khai thác lậu, khai thác bừa bãi… bất chấp mọi quy định của  pháp luật.

Hoạt động khai thác cát trên dông Cầu, tại thôn Thành Long, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

Hoạt động khai thác cát trên sông Cầu, tại thôn Thành Long, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng-Bắc Giang

Các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường đánh giá, việc khai thác cát làm vật liệu xây dựng khi nước sông dâng cao khiến cho dòng chảy có thể bị biến dạng. Từ đó, kéo theo hàng loạt sự cố xói lở bờ bãi, đê, kè, thậm chí có thể dẫn đến đáy sông bị hạ thấp, hậu quả tạo ra những “hàm ếch” rộng gây tác động tiêu cực đến môi trường, nguồn nước, nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng xấu đến an sinh xã hội.

Thực tế cho thấy, khu vực tàu hút cát đoạn trên sông Cầu, chảy qua thôn Thành Long (xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) đang có dấu hiệu biến dạng rõ rệt (ghi nhận ngày 27/6/2022). Khúc sông dường như “được” mở rộng bất thường, nhiều thùng, vũng lớn, nhiều khu vực không còn ngăn cách bờ vũng với sông Cầu, nhiều bãi bồi tại đây đã “hóa” thành sông (theo người dân địa phương, trước kia đoạn sông này là bãi bồi canh tác).

Các thuyền ngang nhiên khai tác cát trên sông Cầu

Tàu cát ngang nhiên khai thác cát trên sông Cầu trong mùa nước lũ

Điều này còn có thể gây nguy hiểm cho giao thông đường thủy, cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn hành lang thoát lũ, gây khó khăn cho việc canh tác, khai thác nguồn lợi thủy sản trực tiếp tại đây. Đồng thời tác động tiêu cực đến an toàn tính mạng của người tham gia đánh bắt thủy sản, cũng như người dân sống quanh khu vực.

Ông Nguyễn Đức Lợi, Chủ tịch hội đồng quản lý Viện Kinh tế và Phát triển doanh nghiệp chia sẻ: "Nhằm đảm bảo vấn đề an ninh vật liệu xây dựng, UBND tỉnh Bắc Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang cần phải quản lý, khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản cát, sỏi lòng sông chặt chẽ và không thể tách rời công tác bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, cũng như phải quản lý thống nhất theo lưu vực sông.

 Cát, sỏi lòng sông là dạng tài nguyên khoáng sản được xếp vào loại không tái tạo, cần được khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả. Việc khai thác tài nguyên cát sỏi không hợp lý, không gắn việc khai thác với quản lý lưu vực sông sẽ gây ra hệ lụy như sạt lở bờ sông, ô nhiễm nguồn nước, bồi lấp cửa sông, tai biến trượt lở.

Bên cạnh đó, phía cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang cần siết chặt việc quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản. Đồng thời quyết liệt xử lý các dấu hiệu sai phạm liên quan đến khai thác bừa bãi tài nguyên khoáng sản không chỉ là cát, sỏi trên sông mà còn nhiều loại tài nguyên khoáng sản khác trong địa giới hành chính do tỉnh quản lý”.

Được biết, các nhà quản lý, các nhà khoa học nhiều lần cảnh báo, việc buông lỏng quản lý khai thác tài nguyên cát, sỏi sẽ là “tai họa vô cùng to lớn” ngay sau mỗi mùa mưa, bão chứ không phải chờ đến mai sau.

Tại Điểm b, Điểm c, Khoản 1, Điều 4, Nghị định 36/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực khoáng sản nêu rõ:

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

b) Phạt tiền.

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250.000.000 đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và là 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 24 tháng.