Chính phủ yêu cầu kiểm tra, tránh tình trạng đầu cơ, găm hàng gây thiếu hụt xăng dầu


(CHG) Nghị định 130/NĐ-CP của Chính Phủ yêu cầu Bộ Công thương tăng cường kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp đầu mối, cơ sở bán lẻ xăng dầu, tránh tình trạng đầu cơ gây thiếu hụt xăng dầu.
Nghị quyết Nghị quyết 130/NĐ-CP nêu rõ, thời gian tới, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, lạm phát tiếp tục ở mức cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với ổn định tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, lương thực, gia tăng khả năng suy thoái kinh tế; cạnh tranh chiến lược và xung đột quân sự tại một số khu vực tiếp tục gay gắt…
Chính Phủ yêu cầu Bộ Công thương tăng cường kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp đầu mối, cơ sở bán lẻ xăng dầu. Ảnh: VGP
Nền kinh tế tiếp tục phục hồi tích cực nhưng tăng trưởng có khả năng khó khăn hơn trong quý IV năm 2022 và 2023. Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nỗ lực phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của năm 2022.
Chính phủ giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tiếp tục triển khai các giải pháp, chương trình cụ thể để hỗ trợ thông tin, kết nối thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) để tìm kiếm, mở rộng thị trường xuât khẩu cho hàng hóa của Việt Nam.
Cùng với đó, đẩy mạnh khai thác thị trường trong nước; tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại; kích cầu, thúc đẩy tiêu dùng. Tăng cường kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp đầu mối, cơ sở bán lẻ xăng dầu, tránh tình trạng đầu cơ, găm hàng, hoạt động không đúng quy định, thiếu hụt xăng dầu tại các cơ sở bán lẻ. Kết hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan, địa phương liên quan tăng cường quản lý thị trường, giá cả, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Trước đó, ngày 10/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng đã có những chia sẻ xung quang vấn đề khan hiếm xăng dàu cục bộ tại một số địa phương hiện nay. Theo Bộ trưởng, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo nghị định của Chính phủ giao thì cơ quan quản lý Nhà nước về xăng dầu là Bộ Công thương. Bộ Tài chính có trách nhiệm trong việc ban hành chi phí, định mức đối với hoạt đồng kinh doanh xăng dầu và tham mưu cho Chính phủ để trình quốc hội các khoản thuế phí đối với xăng dầu. Bộ Tài chính cũng đã trao đổi, phối hợp với Bộ Công thương để tăng cường công tác quản lý.