Kích cầu mua sắm trên các kênh thương mại điện tử


(CHG) Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quỹ Mão 2022, để kích cầu mua sắm của người tiêu dùng các doanh nghiệp Việt Nam đã chọn kênh bán hàng trực tuyến. Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn khi đơn hàng xuất khẩu ít ỏi, việc tận dụng kênh thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng.
Kích cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử là giải pháp giúp doanh nghiệp thương mại dễ tiếp cận khách hàng 
Từ đầu tháng 12/2022, Bộ Công thương đã kích hoạt ngày hội mua sắm trực tuyến Việt Nam-Online Friday 2022. Chương trình đã thu hút sự tham gia của hơn 70.000 sản phẩm chính hãng với hơn 500 chương trình khuyến mãi của 370 nhà bán hàng là các doanh nghiệp, sàn thương mại điện tử. Đặc biệt, chương trình Online Friday năm 2022, các nhãn hàng, các doanh nghiệp đã lựa chọn phương thức bán hàng bằng cách livestream (phát sóng trực tiếp) trên nền tảng số để tiếp cận với 60 triệu khách hàng.
Bên cạnh đó, chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2022 - Vietnam Grand Sale 2022” được triển khai từ giữa tháng 11 cho đến ngày 22/12 cũng hướng đến mục đích tăng cường xúc tiến thương mại, kích cầu thị trường trong nước, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh góp phần phục hồi và phát triển kinh tế. Đồng thời, chương trình cũng nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong nước về hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp Việt. Chương trình đã tạo sức lan tỏa và thu hút nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong mọi lĩnh vực tham gia.
Kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử đã trở thành một loại hình kinh doanh tiên tiến, là xu thế phát triển chung trên toàn cầu. Đây là kênh mua sắm dễ tiếp cận, có phạm vi xuyên biên giới, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Vì vậy, nếu tiếp cận kênh mau sắm này, doanh nghiệp Việt sẽ đến gần hơn với người tiêu dùng.
Không chỉ bán hàng trong nước, nhiều doanh nghiệp Việt còn xuất khẩu gián tiếp ra nước ngoài thông qua các sàn thương mại điện tử quốc tế. Riêng sàn thương mại điện tử Amaron, Việt Nam đang là top 10 nước có doanh số bán lẻ tăng trưởng trong năm 2022. Hàng hóa “made in Vietnam” xuyên biên giới cùng Amazon phát triển khá tốt với 10 triệu sản phẩm Việt tại các cửa hàng trực tuyến trên Amazon. Các mặt hàng của doanh nghiệp Việt bán chạy trên sàn thương mại điện tử này là đồ gia dụng, dệt may, sản phẩm sức khỏe, tiện ích gia đình...
Theo sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 do Cục thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương) công bố, dự báo đến năm 2025 Việt Nam sẽ đạt mức 39 tỷ USD, đứng thứ 2 về tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử trong khu vực Đông Nam Á. Dự báo quy mô thị trường B2C (doanh nghiệp tới người tiêu dùng) của Việt nam năm 2022 sẽ đạt 16,4 tỷ USD