Xin chữ đầu năm: Nét đẹp vẹn nguyên


(CHG) Từ bao đời nay, nét đẹp truyền thống xin chữ thư pháp đầu xuân ở Hà Nội với mong muốn đem đến niềm hy vọng khi bước sang năm mới là những giá trị tinh thần của ngày Tết trong văn hóa dân tộc Việt Nam.
Hình ảnh xin chữ đầu xuân tại Hà Nội xưa.
Tết là văn hóa, mỗi khi Tết đến Xuân về, ở đâu đó trên mọi miền đất nước, giữa những sân đình, bên những di tích cổ xưa, vẫn vang vọng tiếng trống chầu, tiếng ca trù, ông đồ đang cho chữ làm cho ngày xuân thêm đậm đà khởi sắc, gắn kết tình người… Không quá khi nói rằng, mùa Tết cũng là mùa của yêu thương và sum vầy, là một đại tiệc sinh hoạt văn hóa, tinh thần lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của mỗi miền quê và của cả dân tộc.
Giá trị văn hóa lâu đời của người Việt
Trong hàng trăm lễ hội văn hóa truyền thống của dân tộc thì mỗi khi ngày Tết đến, người người nhà nhà cùng nhau đến các lễ hội, đình chùa, hay đối với người dân Thủ đô Hà Nội là Văn Miếu - Quốc Tử Giám để xin chữ đầu năm. Cần khẳng định đây là nét đẹp văn hóa của dân tộc còn nguyên vẹn như xưa giữa cuộc sống hiện đại ngày nay thông qua việc xin chữ mọi người sẽ gửi gắm những ước muốn dự định của mình trong cả năm. Thời gian xin chữ sẽ thường vào ngày mùng 3 Tết là ngày Tết Thầy theo quan niệm của dân gian, hoặc cũng có thể xin sớm hơn. Một số địa điểm xin chữ: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đền Ngọc Sơn, Chùa Hương, Phố ông đồ TP.HCM…
Khi cây cối đâm chồi, nảy lộc, những bông hoa đào bắt đầu khoe sắc đỏ, những cành mai đã vào sắc vàng tươi, cũng là lúc Tết đến, Xuân về. Mọi người cùng nhau nô nức đi lễ chùa, xin lộc, xin chữ đầu năm với những mong muốn cho gia đình, cho người thân, cho riêng mình một năm mới mạnh khoẻ bình an, hòa thuận, công việc được hanh thông, thuận lợi. Đây là những mong ước bình dị mà chính đáng và được coi như một thứ gia vị làm đẹp thêm vào những ngày Tết của dân tộc Việt Nam.
Mọi người bắt đầu du xuân từ ngày mùng 1 Tết đến hết tháng Giêng, hình ảnh ông Đồ cho chữ dưới sân gạch đỏ của những mái Đình, chùa cổ hay hình ảnh ông Đồ cho chữ trên phố Văn Miếu, trong sân Thái học, bên hồ Văn Quốc Tử Giám làm cho chúng ta nhớ tới câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Vũ Đình Liên.
Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên.
Để trở thành nhà thư pháp, “thày đồ” mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là sự tỉ mỉ, cần mẫn, cùng một quá trình khắc khổ rèn luyện, tu tập để có thể thành công trong thể hiện tư tưởng trong từng nét chữ, đó mới là thư pháp.
Tương truyền, tục cho chữ xuất phát từ xa xưa, là thú chơi tao nhã của những nhà nho, thi sĩ viết chữ tặng nhau những khi Tết đến xuân về; Hay vào những dịp hội hè, khai trương, đình đám, họ ra câu đối để đối đáp nhau, làm thơ vịnh phú. Khi muốn xin chữ, thường là người ta tìm đến những người hay chữ, học rộng biết nhiều, là người sống tu dưỡng đạo đức, được mọi người kính trọng.
Để giữ lễ người xin chữ chuẩn bị một lễ nhỏ (thường là cau trầu, chè thuốc) đến nhà thầy Đồ, người xin chữ được thầy đồ xem xét tâm tư nguyện vọng và gia cảnh mà cho chữ thích hợp, mỗi chữ viết ra bằng cả Trí - Thần - Lực của thầy đồ nên ngoài ý nghĩa, còn là tác phẩm nghệ thuật thư pháp.
Xưa người cho chữ là các nhà nho, nên chỉ viết chữ Nho thôi, giờ đây khi đất nước phát triển và hội nhập người học và biết chữ Nho không nhiều nên việc cho và xin chữ đã phát triển thêm cả chữ Quốc Ngữ nhưng đều chứa đựng hàm súc, ý nghĩa sâu xa và thể hiện sự cầu mong may mắn, bình an, phúc lộc thọ cho bản thân và gia đình.
Đầu tiên, chữ thường được viết trên nền giấy màu đỏ và vàng, hai gam màu đỏ và vàng kết hợp với nhau tạo nên sự huy hoàng, rực rỡ, nên ước muốn được thành công, toại nguyện, như ý và hiện thực, màu đỏ là màu của sự sống, hy vọng và tương lai, của sự phát triển, của thành công là biểu tượng của sự may mắn, nên trong ngày Tết mọi thứ thường có màu đỏ: hoa đào, câu đối, phong bao mừng tuổi... Tiếp đến, màu mực đen sẽ rất nổi nên đã đi vào câu ca, câu đối đỏ, bánh chưng xanh, thịt mỡ dưa hành, mang theo hy vọng, thịnh vượng, hướng tới tương lai rực rỡ thành công như một điều không thể thay đổi được.
Tiếp theo, những chữ được xin trong những ngày đầu năm đối với mỗi đối tượng lại khác nhau, đối với những người xin chữ cầu học hành thì sẽ xin chữ: “Đăng Khoa, Đỗ Đạt, Trí, Tài…”; những người kinh doanh thì xin chữ: “Phát, Đạt, Thịnh, Thành…”; còn xin cho gia đình thì chữ: “Hoà, Thuận, Khang Lạc, Bình An, Phúc, Lộc, Thọ…”.
 Mỗi chữ thư pháp được ông đồ viết ra đều được trích trong sách Luận ngữ, Tứ thư.
Hướng con người tới Chân - Thiện - Mỹ
Không gian cho chữ thường được các thầy thư pháp, ông đồ trải chiếu ngồi trong sân đình, chùa, là không gian trang nhã, hoài cổ, để mọi người nhớ về nguồn cội, không có sự hiện diện của sự xô bồ, ồn ào của xã hội. Đặc biệt là để từ người cho chữ hay người xin chữ tại không gian đó đều thấy tâm thanh thản, nhẹ nhàng, lúc đó con người ta dường như quay về với cái bản ngã chân Thiện.
Những người viết chữ thư pháp luôn yêu mến nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Họ luôn tìm hiểu, học tập, giữ gìn và quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống đó tới đông đảo quần chúng, nhất là với thế hệ trẻ như một sợi dây xuyên suốt chiều dài lịch sử văn hiến của dân tộc, từ đó mỗi con người thêm hiểu và yêu quê hương đất nước mình, biết sống hiếu đạo, thuận hòa mà tu dưỡng để đạt được tới Chân - Thiện - Mỹ!
Ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cho hay: “Những thông tin văn hóa lịch sử thông qua tài liệu lưu trữ có sức thuyết phục mạnh mẽ dạng tài liệu khác không có được. Nhận thức được người làm lưu trữ muốn cung cấp cho công chúng góc nhìn chính thức được xác thực và tuyết phục về truyền thống văn hóa…”.
Cùng với sự phát triển của năm tháng, công nghệ ngày càng hiện đại, cuộc sống của con người ngày càng vội vàng mà đôi khi những nét truyền thống của dân tộc, để duy trì những nét truyền thông văn hóa lịch sử, những hoạt động triển lãm được mở ra nhằm mang đến những câu chuyện xưa - nay cho người dân Việt Nam và du khách nước ngoài. Đặc biệt, một phần không khí “Tết xưa” còn được phác họa sinh động thông qua không gian tương tác ngay tại một số triển lãm, giúp người xem được thực mục sở thị, trải nghiệm phiên chợ ngày Xuân với những món ăn đặc trưng ngày Tết, phong tục xin chữ đầu năm, chợ hoa xuân. Tất cả cùng tạo nên một phong vị Tết xưa đậm đà bản sắc dân tộc.
Ông đồ Nguyễn Phú Hưng, CLB Thư pháp Quảng Nhân, trực thuộc trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo.
Đối với những người yêu và nghiên cứu về lịch sử, văn hóa… thì việc tìm các tài liệu, hình ảnh, minh chứng thực tiễn phác thảo lại không khí Tết xưa tạo không gian tương tác sống động, vừa có sự tiếp cận tài liệu khơi dậy sự hứng thú hơn người ta cũng tiếp nhận tự nhiên hơn.
Mỗi người đến với triển lãm sẽ có một trải nghiệm, một suy nghĩ, cảm xúc riêng nhưng tất cả đều hướng về ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Và dù phong tục đón Tết, chơi Tết, ăn Tết đã có nhiều thay đổi nhưng những nét đẹp vốn có của Tết Việt sẽ mãi là những giá trị văn hóa trường tồn trong mạch nguồn văn hóa dân tộc.
Cùng với sự phát triển của xã hội, việc đón Tết, ăn Tết, nghĩ về Tết cũng có nhiều thay đổi. Vì thế, nhiều người vẫn hoài niệm và mong muốn tìm về không khí, dư âm của Tết xưa. Tết là bản sắc dân tộc hàng nghìn đời rồi ăn sâu vào tâm thức, tình cảm mỗi gia đình, cộng đồng làng quê không thể bỏ được. Do đó, việc cho chữ đầu năm từ bao thế hệ xưa tới nay vẫn được lưu truyền là cách bảo tồn bền vững nhất và có giá trị văn hóa trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.
 
Việc nâng cao nhận thức và thống nhất các giải pháp chung nhằm phát huy sức mạnh của văn hóa xã hội trong đó có tục xin chữ đầu năm truyền thống, chúng ta tin tưởng ràng Tết Quý Mão 2023 sắp tới sẽ có những niềm vui mới, đổi mới của đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế, đưa văn hóa Việt Nam tới cộng đồng bạn bè quốc tế.