Những chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ tháng 4/2023


(CHG) Một số chính sách liên quan đến kinh tế quy định về ngân hàng bảo lãnh nhà ở, điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng, đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập… có hiệu lực thi hành từ 01/04/2023.
 
Ảnh minh họa.
1. Từ ngày 01/04/2023, Thông tư 11/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 30/09/2022 quy định về bảo lãnh ngân hàng, trong đó quy định bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai có hiệu lực.
Theo Thông tư, Ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lại khi trong giấy phép thành lập và hoạt động hoặc tại văn bản sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại có quy định nội dung hoạt động bảo lãnh ngân hàng; không bị cấm, hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.
Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố trên cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước danh sách ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trong từng thời kỳ.
Ngân hàng thương mại xem xét, quyết định cấp bảo lãnh cho chủ đầu tư khi chủ đầu tư đáp ứng đủ các yêu cầu quy định; dự án của chủ đầu tư đáp ứng đủ các điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo quy địnht ại Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản và quy định của pháp luật có liên quan.
Số tiền bảo lãnh cho một dự án nhà ở hình thành trong tương lai tối đa tổng số tiền đầu tư được phép nhận ứng trước của bên mua theo quy định tại Điều 57 Luật Kinh doanh bất động sản và các khoản tiền khác (nếu có) theo hợp đồng mua, thuê mua nhà ở.
2. Thông tư số 13/2023/TT-BTC ngày 28/2/2023 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 49/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tang (GTGT) đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP, Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Nghị định số 146/2017/NĐ-CP và sửa đổi bổ sung Thông tư số 80/2021/TT-BTC.
Thông tư số 13 sửa đổi, bổ sung quy định về “Hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT, các tài liệu có liên quan theo trường hợp hoàn thuế dự án đầu tư” (điểm a.4 khoản 2 Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC). 
Cụ thể, đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong giai đoạn đầu tư, theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 49/2022/NĐCP, hồ sơ gồm: Bản sao một trong các hình thức Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận về kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Quy định về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được áp dụng kể từ ngày Nghị định số 100/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 49/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Thông tư 13 cũng quy định về các trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng điều chỉnh thuế GTGT, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính về thuế (nếu có) theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 49/20220NĐ-CP.
 
3. Thông tư 06/2023/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 12/03/2023 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở công.
Thông tư 06/2023/TT-BYT sửa đổi khoản 2 Điều 8 về gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị. Theo đó, gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị có thể có một hoặc nhiều thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị vưới thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu, mỗi thuốc là một phần của gói thầu.
Thông tư cũng sửa đổi điểm c khoản 4 Điều 14 về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Theo đó, khi lập kế hoạch chọn nhà thầu, đơn vị tham khảo các văn bản, tài liệu sau để làm cơ sở xây dựng đơn giá của từng thuốc, dược liệu, vị thuốc cổ truyền.
Đầu tiên là giá thuốc, dược liệu, vị thuốc cổ truyền theo nhóm tiêu chí kỹ thuật của các cơ sở y tế trong vòng 12 tháng trước hoặc trúng tầu tập trung cấp Quốc gia, đàm phán còn hiệu lực của thỏa thuận khung được công bố trên Trang Thông tin điện tử của Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền); 
Thứ hai là tham khảo 03 báo giá hoặc hóa đơn bán hàng của các nhà cung cấp khác nhau tại thời điểm lập kết hoạch lựa chọn nhà thầu. 
Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm về giá các sản phẩm theo kế hoạch đề xuất tại thời điểm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

4. Thông tư 02/2023TT-BXD ngày 03/03/2023 hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng xây dựng. Trong đó, Thông tư quy định việc điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng. Theo đó, việc điều chỉnh đơn giá hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghijd dịnh số 50/2021/NĐ-CP.
Khi điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung hợp đồng thì phải ký kết phụ lục hợp đồng làm cơ sở điều hcinhr giá hợp đồng. Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt hoặc trình duyệt dự toán điều chỉnh, phát sinh theo đúng các quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và hợp đồng xây dựng làm cơ sở ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng.
Thông tư cũng quy định việc điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP. Theo đó, bên giao thầu và bên nhận thầu có trách nhiệm đánh giá tác động của các sự kiện bất khả kháng đến tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng để xác định, quyết định điều chỉnh cho phù hợp./.