Mức xử phạt cao nhất 60 triệu đồng đối với hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý


Mức xử phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 60 triệu đồng tùy vào hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý và tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá.

Căn cứ Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ dịp Tết Nguyên đán như sau:

Hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý

1. Phạt tiền từ 1- 5 triệu đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50 triệu đồng, đối với một trong những hành vi tăng giá sau:

a) Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.

Người tiêu dùng Thủ đô mua sắm hàng hóa dịp cuối năm 2023 tại siêu thị BigC Thăng Long (Hà Nội)
Người tiêu dùng Thủ đô mua sắm hàng hóa dịp cuối năm 2023 tại siêu thị BigC Thăng Long (Hà Nội)

2. Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 50 – 100 triệu đồng.

3. Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 100 – 200 triệu đồng.

4. Phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 200 – 500 triệu đồng.

5. Phạt tiền từ 40 – 60 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị trên 500 triệu đồng.

6. Phạt tiền từ 25 – 55 triệu đồng hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều này.

Theo điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng như sau:

5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

a) Mức phạt tiền quy định từ Điều 5 đến Điều 17, Điều 20, từ Điều 22 đến Điều 32 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân.

Như vậy, tùy vào hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý và tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá mà người tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ dịp Tết Nguyên đán sẽ bị phạt tiền từ 1- 55 triệu đồng.

Đồng thời, buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với hành vi này.

Hành vi tăng giá bất hợp lý khi tăng giá theo giá ghi trong văn bản kê khai giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cơ quan nhà nước có văn bản yêu cầu giải trình mức giá là những hành vi nào?

Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 31/2014/TT-BTC quy định như sau:

Hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý quy định tại Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP

1. Hành vi tăng giá bất hợp lý quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là hành vi tăng giá như sau:

a) Tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai;

b) Tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký hoặc kê khai với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và yêu cầu đăng ký lại, kê khai lại mức giá theo quy định của pháp luật.

Nguồn: Công thương