Sử dụng đất lưu không


(CHG) Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật quy định về đất lưu không. Có thể hiểu đất lưu không là hành lang an toàn giao thông, đất xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống công trình điện... mà Nhà nước chưa sử dụng đến...

Ông Trịnh Ngọc Nhã ở phố Hàng Giấy, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, trình bày: 

"Phía sau nhà tôi có một diện tích đất lưu không khoảng 4m2 và phía sau nhà hàng xóm liền kề cũng có một khoảng đất như vậy. Về phần đất lưu không phía sau nhà, tôi đã mở cửa sổ và cửa ra vào từ khi về ở, đến nay đã mấy chục năm. Đó là nơi lấy ánh sáng, không khí và cũng là nơi thoát hiểm cho gia đình nếu có sự cố. Vừa qua, trong lúc tôi đi vắng, người hàng xóm đã dùng một tấm bê tông đè lên tường và cửa ra vào ở phần đất lưu không phía nhà tôi với ý định dùng 4m2 đất này để xây công trình phụ. Với trường hợp này, tôi có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của gia đình cũng như bảo vệ phần đất lưu không đó?”.

Sử dụng đất lưu không
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa/ Ảnh: TTXVN. 

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật quy định về đất lưu không. Có thể hiểu đất lưu không là hành lang an toàn giao thông, đất xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống công trình điện... mà Nhà nước chưa sử dụng đến. Người sử dụng đất có quyền sử dụng tạm thời đối với diện tích lưu không, khi Nhà nước thu hồi thì không được bồi thường.

Tuy nhiên, việc sử dụng đất lưu không của công dân phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Vì vậy, nếu 4mmà ông Trịnh Ngọc Nhã đề cập là đất lưu không, hiện đang bị người hàng xóm có ý định sử dụng và dùng bê tông để chặn cửa thì ông có thể đến UBND phường phản ảnh về hành vi đó, đồng thời trình bày nhu cầu cấp thiết tiếp tục được sử dụng diện tích lưu không này để lấy không khí, ánh sáng và là cửa thoát hiểm cho căn nhà của mình. 

Nguồn: Báo Quân Đội Nhân Dân