Bức tranh sản xuất công nghiệp: Những tỉnh thành nào đang bứt phá


(CHG) Bức tranh sản xuất công nghiệp đã có nhiều gam màu sáng với những tín hiệu tích cực cho thấy kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi và bắt đầu tạo được “sức bật” mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự phục hồi là không đồng đều khi sản xuất công nghiệp tại một số địa phương như Ninh Thuận, Hải Phòng… có đột phá mạnh mẽ nhưng một số địa phương lại nằm trong top có chỉ số sản xuất công nghiệp giảm mạnh nhất năm 2021.



Thấy gì qua bức tranh sản xuất công nghiệp các địa phương?

Sau một năm làn sóng dịch thứ tư hoành hành, kinh tế đang dần phục hồi và phát triển, nhịp sống bình thường đã thực sự trở lại. Đặc biệt để phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng, các địa phương đã chủ động “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”… tập trung thúc đẩy phát triển công nghiệp địa phương. Theo đó, thành công của các địa phương đã góp phần tạo nên kết quả đáng ghi nhận của cả ngành Công Thương năm vừa qua.

Đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đánh giá, năm 2021, dù ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhưng chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) vẫn tăng 4,82% so với năm 2020. Mức tăng này thấp hơn trong giai đoạn 2017-2019 với lần lượt 11,3%; 20,1% và 9,1% nhưng cao hơn mức tăng 3,3% của năm 2020 so với 2019.

Tính chung năm 2021, có 48/63 địa phương trên cả nước có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, những địa phương có tốc độ sản xuất công nghiệp tăng cao nhất như: Ninh Thuận tăng 24,6% (chủ yếu do ngành sản xuất điện tái tạo đầu tư mới tăng 43,1%); Đăk Lăk tăng 23,8%, chủ yếu do ngành sản xuất điện đầu tư mới tăng 44,3%; Gia Lai Tăng 20,5%, do ngành sản xuất điện tăng 32,8%; Hải Phòng tăng 18,2%; Bình Phước tăng 17,8%; Thanh Hóa tăng 17%; Nghệ An tăng 16%; Thái Bình tăng 14,4%; Hà Tĩnh tăng 14% và Đăk Nông tăng 13,4%...

Bức tranh sản xuất công nghiệp: Những tỉnh thành nào đang bứt phá?

Có được kết quả này theo Cục Công nghiệp, thời điểm đỉnh dịch, Bộ Công Thương đã triển khai tới các địa phương tập trung phòng chống, dập dịch hiệu quả, có phương án đảm bảo hoạt động tránh đứt gãy chuỗi sản xuất tại các khu công nghiệp, nhất là của các tập đoàn lớn, đa quốc gia, ảnh hưởng đến kinh tế địa phương và cả nước, đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội. “Bộ Công Thương đã chỉ đạo các địa phương hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch”- đại diện Cục Công nghiệp cho hay.

Đánh giá khách quan về top 10 tỉnh có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao, trao đổi với Báo Công Thương, bà Phí Thị Hương Nga – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng – Tổng cục Thống kê cho rằng, ngoại trừ TP. Hải Phòng, những tỉnh có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao trong năm 2021 là địa phương có phát triển điện mặt trời, điện gió, nhất là các tỉnh như Ninh Thuận và một số tỉnh miền Trung.

Thấy gì qua bức tranh sản xuất công nghiệp các địa phương?

Các địa phương này đa số có quy mô nhỏ, nên chỉ cần có 1 nhà máy điện thôi đã làm cho tốc độ tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao. Tuy nhiên, cũng đặt ra những thách thức, liệu năm 2022, khi không có sự đột biến về các dự án điện có đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy không? Đó cũng là vấn đề cần quan tâm!”- bà Phí Thị Hương Nga nhìn nhận.

Khẳng định mức tăng trưởng chỉ số sản xuất đột biến của một số địa phương trong năm 2021 là do có sự xuất hiện của các dự án điện, tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, phải thừa nhận các địa phương này cũng rất nỗ lực, nên mới đạt được tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp cao. Trong đó, điển hình là TP. Hải Phòng, địa phương được đánh giá cao trong Chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 vừa qua. Hải Phòng xếp thứ 2 trên bảng xếp hạng PCI, tăng 5 bậc so với năm 2020. “Đây cũng là thứ hạng cao nhất địa phương này đạt được từ trước đến nay, đó cũng là điều kiện thuận lợi để Hải Phòng tăng trưởng công nghiệp”- chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.

Bức tranh sản xuất công nghiệp: Những tỉnh thành nào đang bứt phá?

Bên cạnh một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng, một số địa phương khác lại không duy trì được tăng trưởng công nghiệp như: TP. Hồ Chí Minh (giảm 14,3%), Cần Thơ (giảm 10,1%), Trà Vinh (giảm 9,5%), Đồng Tháp (giảm 8%)....

Thấy gì qua bức tranh sản xuất công nghiệp các địa phương?

Nêu rõ nguyên nhân, ông Phan Lê Hoàng Linh cho biết, hoạt động sản xuất công nghiệp các địa phương nêu trên gặp nhiều khó khăn hơn nhiều so với năm 2020 do dịch Covid-19 đã lây lan, xâm nhập vào các Khu công nghiệp, Khu chế xuất ảnh hưởng đến tốc độ tăng chung của ngành.

Một số tỉnh cụ thể: Cao Bằng, Sơn La, Hòa Bình có chỉ số sản xuất công nghiệp giảm do ảnh hưởng Covid 19, theo đó lĩnh vực đặc thù như khai khoáng, hóa chất, chế biến thực phẩm chỉ số sản xuất giảm rất rõ”- ông Phan Lê Hoàng Linh nêu.

Thấy gì qua bức tranh sản xuất công nghiệp các địa phương?

Đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cũng chia sẻ, có những thời điểm năm 2021 được coi là giai đoạn sản xuất chưa từng có vì vừa sản xuất, vừa “cách ly" tại các nhà xưởng với mô hình "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 điểm đến"… Tuy nhiên, dù đại dịch phức tạp nhưng các địa phương đã chủ động thích ứng trước Covid-19, tập trung mọi giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất công nghiệp.

Đồng quan điểm với Cục Công nghiệp, bà Phí Thị Hương Nga bày tỏ, bên cạnh top 10 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng, trong năm 2021 cũng có top 10 địa phương chỉ số sản xuất công nghiệp giảm mạnh, như: TP. Hồ Chí Minh giảm 14,3%; Cần Thơ giảm 10,1%; Trà Vinh giảm 9,5%...

Những tỉnh này một phần cũng do chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19, như TP. Hồ Chí Minh có mức giảm sâu nhất với 14,3%, nhất là vào quý III/2021” – bà Phí Thị Hương Nga phân tích.

Trong khi đó, 10 tỉnh, thành có chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) thuộc Top giữa năm 2021 (Bảng xếp hạng chỉ số có thứ tự từ 26-36 trên tổng số 63 tỉnh, thành).

Cụ thể, Bến Tre có chỉ số IIP tăng 4,0% so với năm 2020; Kiên Giang tăng 4,0%; Bạc Liêu tăng 4,1%; Thái Nguyên tăng 4,2%; Cà Mau tăng 4,3%; Quảng Bình tăng 4,6%; Hà Nội tăng 4,7%; Quảng Trị tăng 4,7%; Bắc Kạn tăng 4,8%; Bình Định tăng 5,3%. Trong nhóm này đã quy tụ nhiều địa phương có các khu công nghiệp tương đối lớn trên cả nước. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các địa phương đã nỗ lực rất cao để duy trì được mức tăng của chỉ số phát triển công nghiệp.

Thấy gì qua bức tranh sản xuất công nghiệp các địa phương?

Có thể khẳng định, sự điều hành linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả của các bộ ngành, trong đó có Bộ Công Thương, các cấp chính quyền địa phương cùng sự năng động, nhạy bén, đối mặt trước khó khăn, biến cố của cộng đồng doanh nghiệp và người dân… đã tạo nên những gam màu sáng trên "bức tranh kinh tế" năm 2021, tạo đà tăng trưởng cho những năm tiếp theo.

Đánh giá về triển vọng năm 2022, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, kết quả đạt được trong năm 2021 là tiền đề quan trọng để sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển và là trụ cột đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.

Theo số liệu mới đây của Bộ Công Thương, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp trong tháng 3 tăng 22,9% so với tháng 2 và tăng 8,5% so với cùng kỳ. Tính chung quý I/2022, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 6,5%). Đạt được kết quả này do sản xuất công nghiệp tại các địa phương đã khôi phục ở hầu hết các ngành, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã hoạt động trở lại, nối lại các chuỗi cung ứng cơ bản thông suốt.

Thấy gì qua bức tranh sản xuất công nghiệp các địa phương?

Đưa ra giải pháp trong thời gian tới, Bộ Công Thương khẳng định, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam; từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu nhằm hỗ trợ sản phẩm trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa...

Thời gian qua mô hình hợp tác giữa Trung ương, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đầu tàu về công nghiệp hỗ trợ là một trong những chương trình hợp tác điển hình mà Bộ Công Thương đã triển khai để các địa phương có thể tham khảo, thực hiện đổi mới một cách hiệu quả. Từ đó nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trên địa bàn, giúp các doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bên cạnh đó, để giữ được mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp trong năm 2022 đối với top 10 các địa phương có tốc độ sản xuất công nghiệp tăng cao cũng không đơn giản. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh “hiến kế’, bên cạnh việc tiếp tục cải thiện chỉ số PCI, các địa phương cũng cần chuyển mạnh sang kinh tế số và Chính phủ điện tử, công khai minh bạch và có sự kết nối, giao ban, tiếp xúc thường xuyên giữa Chính quyền với doanh nghiệp.

Thấy gì qua bức tranh sản xuất công nghiệp các địa phương?

Các doanh nghiệp cũng cần chủ động thích ứng với trạng thái “bình thường mới” trong hoạt động sản xuất công nghiệp, tận dụng mọi cơ hội tạo tăng trưởng công nghiệp cho các địa phương” - chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nêu giải pháp.

Vị chuyên gia này cho hay, đối với các địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp giảm trong năm 2021, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh với mức giảm sâu nhất, do tác động của giãn cách xã hội vào quý III/2021 đang rơi vào tình trạng thiếu nhân lực để đáp ứng nhu cầu sản xuất, do người lao động đã bỏ về quê, để khắc phục tình trạng thiếu lao động.

TP. Hồ Chí Minh bên cạnh giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động, cũng cần có những khoản hỗ trợ khác để thu hút người lao động quay trở lại thành phố, tránh tình trạng thiếu nhân lực cho doanh nghiệp sản xuất, ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành công nghiệp”- Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đóng góp ý kiến.

Tập trung vào giải pháp rộng hơn, bà Phí Thị Hương Nga cho rằng, ngoài các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thì về dài hạn cần có các chính sách kinh tế mới để “lôi kéo” doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đổi mới quy trình và công nghệ sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận kênh thông tin về xuất, nhập khẩu nhằm tìm kiếm thị trường mới nhập khẩu nguyên, vật liệu đầu vào và thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử, kinh tế số, kinh tế chia sẻ.

Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lại, tăng cường kỹ năng cho người lao động để lực lượng lao động đáp ứng được nhu cầu lao động trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng phù hợp với những thay đổi do dịch Covid-19 tạo ra.


Nguồn: Báo Công Thương