Giá lúa giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long


(CHG) Hôm nay 10/8, tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, giá một số mặt hàng lúa đã có điều chỉnh giảm.

Theo đó, giá lúa ở An Giang: Nàng hoa 9 với mức 5.600 – 5.800 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; OM 18 5.800 – 5.950 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg; IR 504 ở mức 5.300 – 5.450 đồng/kg, giảm 150 đồng/kg. Các mặt hàng lúa còn lại, giá duy trì ổn định: OM 5451 ở mức 5.500 – 5.600 đồng/kg; Đài thơm 8 5.700 – 5.900 đồng/kg; IR 504 khô 6.500 đồng/kg.

Giá lúa nếp An Giang tươi 5.900 – 6.000 đồng/kg, khô 7.500 – 7.600 đồng/kg. Giá lúa nếp tươi Long An 6.200 – 6.400 đồng/kg, khô 7.700 đồng/kg.

Giá lúa giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Giá lúa giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Giá gạo nguyên liệu và thành phẩm duy trì ổn định, lần lượt giữ ở mức 8.150 – 8.250 đồng/kg và 8.650 – 8.750 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá ổn định. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.500 – 8.600 đồng/kg, cám khô 8.500 – 8.550 đồng/kg.

Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; gạo Nhật 20.000 đồng/kg; cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.

Theo các thương lái, hôm nay lượng gạo nguyên liệu về ít lại, giao dịch chủ yếu là gạo thơm. Đầu tuần các kho mua nhiều, giá gạo thành phầm OM 5451 cao hơn. Giá lúa Hè Thu khá giao dịch ổn. Thương lái thu mua lúa chủ yếu ở vùng Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục điều chỉnh giảm với mức giảm 5 USD/tấn: gạo 5% tấm ở mức 393 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn; gạo 25% tấm 378 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn. Riêng gạo 100% tấm giá ổn định ở 383 USD/tấn.

Trong 10 ngày đầu tháng 8, giá gạo xuất khẩu đã giảm mạnh từ 5 - 18 USD/tấn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng, giá gạo giảm trong ngắn hạn, sẽ tăng trong tháng tới khi tần suất đơn hàng tăng lên. Đặc biệt, thị trường Mỹ, châu Âu tăng cường nhập khẩu gạo thơm để phục vụ cộng đồng người châu Á đón năm mới và Tết Nguyên đán.

Còn lại: 1000 ký tự
Khơi thông, huy động nguồn lực xã hội cho tái thiết, phát triển kinh tế - xã hội trong và sau đại dịch COVID-19

CHG - Huy động và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực cho phát triển đất nước là vấn đề cấp thiết, yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với mọi quốc gia, ở mọi thời đại. Đại dịch COVID-19 tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội; để tái thiết, phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có một nguồn lực rất lớn. Trong bối cảnh nguồn lực nhà nước hạn hẹp, cần có cơ chế phù hợp để huy động các nguồn lực xã hội cho quá trình này.

Xem chi tiết
Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

​CHG - Trước những thành tựu, thách thức và cơ hội phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam, Đại hội XIII của Đảng đề ra những chủ trương lớn, tạo ra sự chuyển đổi mang tính cách mạng về tư duy trong nông nghiệp. Thực hiện sáng tạo, hiệu quả những chủ trương và giải pháp được Đại hội XIII của Đảng đề ra tạo nên động lực mới về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn với một thế hệ hội viên nông dân có tư duy đổi mới sáng tạo, tự lực, tự cường, khát vọng đưa đất nước trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xem chi tiết
Nghiên cứu về thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi sau đại dịch Covid-19

Đề tài Nghiên cứu về thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi sau đại dịch Covid-19 do ThS. Nguyễn Thị Thu Trang (Khoa Quản trị và Marketing, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn ở tỉnh Bình Thuận

​CHG - Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là một nhiệm vụ trọng tâm của đất nước hiện nay. Đã có những tín hiệu tích cực cho thấy khả năng phục hồi nhanh, hiệu quả và kỳ vọng sẽ đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Là một tỉnh nằm “cận kề” vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều tiềm năng phát triển, Bình Thuận cần thực hiện đồng bộ các giải pháp phục hồi và phát triển bền vững, nâng cao khả năng chống chịu cả về kinh tế, xã hội, môi trường và phát huy được các lợi thế, điểm mạnh của mình.

Xem chi tiết
Tỉnh An Giang phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

​CHG - Quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát huy vai trò của kinh tế tập thể, hợp tác xã trong quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh An Giang đã tạo điều kiện để thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển. Trong đó, trọng tâm là xây dựng hợp tác xã kiểu mới theo hướng liên kết chuỗi giá trị gắn với ngành hàng chủ lực của tỉnh.

Xem chi tiết
2
2
2
3