Cần cải cách toàn diện kiểm tra an toàn thực phẩm


(CHG) Theo quy định hiện nay về kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu, đối với phương thức kiểm tra giảm được tính toán sẽ giảm được 95-98%, tuy nhiên việc thực hiện quy định về kiểm tra giảm gặp nhiều khó khăn do thiếu thông tin, cơ quan Hải quan không đủ cơ sở để xác định các lô hàng đủ điều kiện được áp dụng phương thức kiểm tra giảm. Những vấn đề bất cập này sẽ được khơi thông khi áp dụng thực chất Đề án cải cách kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Cần cải cách toàn diện kiểm tra an toàn thực phẩm

(CHG) Theo quy định hiện nay về kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu, đối với phương thức kiểm tra giảm được tính toán sẽ giảm được 95-98%, tuy nhiên việc thực hiện quy định về kiểm tra giảm gặp nhiều khó khăn do thiếu thông tin, cơ quan Hải quan không đủ cơ sở để xác định các lô hàng đủ điều kiện được áp dụng phương thức kiểm tra giảm. Những vấn đề bất cập này sẽ được khơi thông khi áp dụng thực chất Đề án cải cách kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Thực trạng

Mặc dù Nghị định 15/2018/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 15) về an toàn thực phẩm mang tinh thần cải cách kiểm tra chuyên ngành rất lớn như cắt giảm lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, áp dụng phương thức kiểm tra giảm, tuy nhiên quá trình triển khai còn những bất cập như chưa triển khai được phương thức kiểm tra giảm.

Theo tính toán của Bộ Y tế, với quy định tại Nghị định 15, số lượng lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm sẽ giảm được 95-98%. Thực tế việc thực hiện quy định về kiểm tra giảm theo quy định tại Điều 19 Nghị định 15 gặp nhiều khó khăn do cơ quan kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu được các bộ chỉ định không cung cấp đủ thông tin về hàng hóa được áp dụng phương thức kiểm tra giảm cho cơ quan Hải quan. Cơ quan Hải quan không đủ cơ sở để xác định các lô hàng đủ điều kiện được áp dụng phương thức kiểm tra giảm theo khoản 1 Điều 17 của Nghị định 15. Theo đó, hiện nay các lô hàng thuộc diện kiểm tra an toàn thực phẩm (trừ đối tượng được miễn kiểm tra) vẫn phải thực hiện kiểm tra khi nhập khẩu.

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1, Hải quan Hải Phòng, tháng 11/2021. Ảnh: T.Bình

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1, Hải quan Hải Phòng, tháng 11/2021. Ảnh: T.Bình

Theo quy định hiện hành, việc kiểm tra an toàn thực phẩm được áp dụng đối với từng lô hàng nhập khẩu. Như vậy, cùng một mặt hàng nhập khẩu giống nhau, mỗi nhà nhập khẩu đều phải thực hiện thủ tục kiểm tra. Bên cạnh đó, đã có quy định về thừa nhận hàng hóa được sản xuất từ cơ sở uy tín, chất lượng nhưng chưa triển khai. Tại Nghị định 15 quy định hàng hóa được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương được áp dụng phương thức kiểm tra giảm. Tuy nhiên, đến nay, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chưa cung cấp danh sách hàng hóa được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng này hoặc tương đương để cơ quan Hải quan có cơ sở triển khai thực hiện.

Ngoài ra còn tồn tại tình trạng chồng chéo trong kiểm tra an toàn thực phẩm với kiểm dịch. Hiện nay, nhiều mặt hàng vừa thuộc diện kiểm tra an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương và Bộ Y tế quản lý, vừa thuộc diện phải kiểm dịch động vật/thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và thuộc Danh mục dược liệu do Bộ Y tế quản lý.

Tìm hướng đơn giản thủ tục

Theo Bộ Tài chính, thực trạng trên đặt yêu cầu cần chuẩn hóa, cải cách toàn diện các quy định về kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo đúng quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật An toàn thực phẩm trong tổng thể thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia (NSW), ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để giải quyết thủ tục hành chính và Chính phủ điện tử đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh tham gia cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm tạo thuận lợi cho thương mại, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia.

Tại dự thảo Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu (đang được lấy ý kiến các bộ ngành) đưa ra những quy định cải cách thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm.

Mục tiêu kế thừa các cải cách tốt của hoạt động kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý rủi ro, đơn giản hóa, tự động hóa quy trình, thủ tục tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, giảm đầu mối tiếp xúc giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức theo hướng doanh nghiệp chỉ đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm trên NSW, các cơ quan chức năng và tổ chức chứng nhận sự phù hợp kiểm tra thông báo trên NSW, kết quả đạt yêu cầu thì hàng hóa được thông quan, các cơ quan nhà nước thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật của các đối tượng tham gia vào quá trình kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, gồm: các cơ quan kiểm tra, cơ quan Hải quan, cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận phù hợp ISO 17025; cắt giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính, chi phí lưu kho, bãi và thời gian thông quan hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời tạo môi trường, điều kiện cần thiết thực hiện xã hội hóa hoạt động kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm; bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ môi trường, quyền lợi và sức khỏe cộng đồng.

Tại dự thảo Nghị định quy định, thủ tục tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm được đơn giản hóa, người nhập khẩu chỉ phải thực hiện đối với hàng hóa lần đầu nhập khẩu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Hàng hóa đã được cấp mã số tự công bố sản phẩm được áp dụng phương thức kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm; hàng hóa đã được cấp mã số đăng ký bản công bố sản phẩm được miễn kiểm tra.

Khi nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm trên NSW, doanh nghiệp được lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận để kiểm nghiệm đối với hàng hóa phải lấy mẫu để kiểm nghiệm.

Dự thảo Nghị định cũng cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ đăng ký kiểm tra, cụ thể: bỏ Danh mục hàng hóa (Packing list); bỏ quy định chứng từ phải được hợp pháp hóa lãnh sự; đối với hàng hóa được áp dụng phương thức kiểm tra giảm, người nhập khẩu chỉ cần khai mã số tự công bố sản phẩm trên tờ khai hải quan, không phải nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra.

Theo Bộ Tài chính, riêng việc thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính trên NSW sẽ giúp điện tử hóa tiến đến phi giấy tờ; việc tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ của bộ hồ sơ, phản hồi thông tin, cấp mã số sẽ được thực hiện tự động; tổ chức, cá nhân không phải đến nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan kiểm tra; cơ quan kiểm tra sẽ xử lý trên cơ sở bộ hồ sơ đã được gửi trên Cổng. Điều này góp phần giảm chi phí đi lại, chi phí thực hiện thủ tục hành chính, chi phí lưu kho, bãi, việc giải quyết thủ tục được thực hiện nhanh chóng, hạn chế sự tiếp xúc giữa cơ quan kiểm tra với doanh nghiệp.

 

 

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/can-cai-cach-toan-dien-kiem-tra-an-toan-thuc-pham-156813.html

Còn lại: 1000 ký tự
Xúc tiến thương mại gắn với lợi thế du lịch

Quý I/2024, hoạt động thương mại của Quảng Ninh tăng trưởng mạnh với tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 10,5% so với cùng kỳ 2023. Trong quý II, các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương gắn với lợi thế du lịch đang được ngành Công Thương tích cực triển khai.

Xem chi tiết
Xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn gắn với phát triển bền vững kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh

Ngày 8/4, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị giao ban Thường trực Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến về Đề án phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cùng nhiều nội dung quan trọng khác.

Xem chi tiết
Tọa đàm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

​Chiều 2/4, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Tọa đàm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các tổ chức chính trị - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Đồng chí Nguyễn Văn Hồi, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Xem chi tiết
Để nâng tầm thương hiệu OCOP

​Chất lượng là yếu tố tiên quyết khẳng định vị trí của sản phẩm OCOP nói riêng và nông sản nói chung trên thị trường. Các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trong tỉnh đang tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng thị trường, từng bước hướng tới xuất khẩu.

Xem chi tiết
Tọa đàm "Tiềm năng và thách thức đối với nuôi biển"

​Trong khuôn khổ hội nghị “Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh”, các diễn giả là những chuyên gia hàng đầu, nhà nghiên cứu chiến lược, đại diện các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp lĩnh vực thủy sản đã tham gia phiên tọa đàm có chủ đề: "Tiềm năng và thách thức đối với nuôi biển".

Xem chi tiết
2
2
2
3