Mô hình nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học dựa trên nền tảng thương mại điện tử

Nghiên cứu được tiến hành dựa trên việc tổng hợp và phân tích 36 công trình nghiên cứu trước đây về thương mại điện tử (TMĐT) và ý định khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có nhiều nghiên cứu xem xét tác động trực tiếp của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên mà trong đó “Cảm nhận về tính khả thi khởi nghiệp” là một trong các nhân tố đó, số ít nghiên cứu xem xét tác động của các nhân tố này đến “Cảm nhận về tính khả thi khởi nghiệp”. Do đó, nghiên cứu này đã đề xuất mô hình nghiên cứu xem xét cùng lúc mối quan hệ của 6 nhân tố (1) Đặc điểm tính cách sinh viên; (2) Thái độ với hành vi khởi nghiệp; (3) Nhận thức kiểm soát hành vi; (4) Chuẩn chủ quan; (5) Môi trường giáo dục; và (6) Nguồn vốn, tới ý định khởi nghiệp của sinh viên dựa trên nền tảng TMĐT thông qua hai cơ chế là tác động trực tiếp và tác động gián tiếp qua biến trung gian là “Cảm nhận về tính khả thi khởi nghiệp”.

Xem chi tiết
Nghiên cứu ảnh hưởng của không gian làm việc chung tại các trường đại học đến ý định khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của người dùng: Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh để bảo đảm sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Mô hình không gian làm việc chung tại các trường đại học (CWU) kiến tạo hệ sinh thái thuận lợi nhằm ươm tạo, nuôi dưỡng và phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên. Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy bội để xác định các nhân tố trong mô hình CWU và tìm hiểu ảnh hưởng của chúng đến ý định khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm kích thích tinh thần khởi nghiệp của người dùng CWU. Kết quả cho thấy có 5 nhóm nhân tố tác động, đó là: (1) cơ sở hạ tầng - công nghệ; (2) dịch vụ và hội thảo khởi nghiệp; (3) trao đổi, học hỏi và nội dung hội thảo; (4) chi phí; (5) tính linh hoạt. Trong đó, nhóm 1 và nhóm 2 có tác động nhiều nhất đến ý định khởi nghiệp ĐMST của người dùng.

Xem chi tiết
Phân tích các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Nghiên cứu vận dụng lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy mức độ mong muốn tác động mạnh mẽ nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Bên cạnh đó, tính khả thi và định hướng khởi nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích và tăng cường ý định khởi nghiệp của sinh viên. Kết quả này là cơ sở để các trường đại học hỗ trợ và thúc đẩy mức độ mong muốn của sinh viên trong việc hình thành ý định khởi nghiệp.

Xem chi tiết
Tiềm năng khởi nghiệp từ nền kinh tế chia sẻ trong bối cảnh hậu Covid -19 tại Việt Nam

Kinh tế chia sẻ là một lĩnh vực kinh tế thuộc kinh tế số và kinh tế tuần hoàn hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm thúc đẩy phát triển của Đảng và Chính phủ. Trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều tác động của đại dịch Covid-19, tác giả đi sâu nghiên cứu những cơ hội cho sự phát triển của kinh tế chia sẻ từ chính những ảnh hưởng của đại dịch đó. Từ đó, có thể nhận thấy, kinh tế chia sẻ đã có được những cơ hội cho phát triển từ sự phát triển chung của nền kinh tế số, xu hướng tiêu dùng tiết kiệm chi phí do thu nhập giảm - ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19và cũng nhận được sự quan tâm, thúc đẩy phát triển của Đảng và Chính phủ… Bên cạnh đó, xu hướng phục hồi và phát triển nền kinh tế của Việt Nam hậu Covid-19 cũng sẽ là một cơ hội lớn cho sự phát triển của nền kinh tế chia sẻ, thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này.

Xem chi tiết

Trang 1/1