Vũng Tàu: Hệ thống siêu thị mẹ và bé BiBiOne có đang kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ?


(CHG) Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng nhập khẩu bắt buộc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về dán nhãn phụ tiếng Việt lên sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường. Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc, được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa từ tiếng nước nước ngoài sang tiếng Việt. Đồng thời, bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu. Thế nhưng, hệ thống mang thương hiệu BiBiOne vẫn ngang nhiên bày bán hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt khiến người tiêu dùng khó tránh khỏi hoài nghi về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Hệ thống siêu thị Mẹ và Bé BiBiOne kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ?
Mới đây, một số người tiêu dùng trên địa bàn TP Vũng Tàu (Bà Rịa- Vũng Tàu) đã phản ảnh đến Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ chống hàng giả) về việc hệ thống siêu thị Mẹ và Bé BiBiOne tại TP Vũng Tàu kinh doanh hàng tiêu dùng, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, sữa, các mặt hàng dành cho Mẹ và Bé không tuân thủ các quy định của pháp luật. Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin này tới Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).
Một số chuỗi siêu thị Mẹ và BiBi One tại Tp. Vũng Tàu kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng không đúng quy định được phóng viên Tạp chí CHG ghi nhận.
Một số cửa hàng thuộc hệ thống siêu thị Mẹ và Bé BiBiOne tại Tp Vũng Tàu kinh doanh một số mặt hàng không đúng quy định được phóng viên Tạp chí CHG ghi nhận.
Phóng viên CHG đã đến khảo sát một số cửa hàng thuộc hệ thống siêu thị Mẹ và Bé BiBiOne trên địa bàn TP Vũng Tàu tại các địa chỉ: 491 Trương Công Định, phường 7; 467 đường 30/4, phường Rạch Dừa; 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường 4; 110 Nguyễn An Ninh, phường 7.
Tại các cửa hàng trên, phóng viên ghi nhận rất nhiều hàng hóa dành cho mẹ và bé như: sữa, thực phẩm chức năng, thực phẩm, thuốc trị ho cho bé Prospan, bình sữa, ti giả. Các sản phẩm này có chữ nước ngoài, thiếu nhãn phụ tiếng Việt hoặc có nhãn phụ nhưng không đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật.







Một số sản phẩm hàng tiêu dùng dành cho trẻ em như: sữa, ti giả, bình sữa, thực phẩm không nhãn phụ tiếng Việt hoặc có nhãn phụ nhưng không đầy đủ thông tin được công khai bày bán tại chuỗi siêu thị Mẹ và Bé BiBiOne Tp Vũng Tàu.
Nhận thấy thông tin do người tiêu dùng cung cấp tới Tổng đài Chống hàng giả là có cơ sở, phóng viên Tạp chí CHG tiếp tục tìm hiểu nhằm đưa đến độc giả những thông tin khách quan, đa chiều.
Theo đó, ngày 25/08/2023, phóng viên CHG đã đến Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (QLTT) liên hệ, để tìm hiểu thêm thông tin vấn đề nêu trên. Tuy nhiên, đến nay đã hơn một tháng kể từ khi liên hệ làm việc mà phóng viên vẫn chưa nhận được bất cứ phản hồi nào từ Cục QLTT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Lỗi vi phạm về nhãn hàng hóa bị xử phạt như thế nào?
Giải đáp câu hỏi này, ông Hồ Trường Giang, Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại, cho biết: “Theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.
Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, tùy tính chất, mức độ của hành vi, người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật”.













Tại các cửa hàng thuộc hệ thống siêu thị Mẹ và Bé BiBiOne Tp Vũng Tàu ngang nhiên bày bán thuốc nằm trong danh mục kê đơn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, ông Giang cũng cho biết thêm: “Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với lỗi vi phạm về nhãn hàng hóa có thể lên đến 120.000.000 đồng. Trong một số trường hợp, vi phạm cụ thể còn bị tịch thu hàng hóa có nhãn vi phạm liên quan đến chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, thuần phong mỹ tục; bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm”.
Vì vậy, người dân địa bàn TP Vũng Tàu rất mong các cơ quan chức năng sớm kiểm tra, làm rõ vấn đề nêu trên, xử lý nghiêm sai phạm nếu có nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như tạo tính cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Còn lại: 1000 ký tự
Bình Dương: Triệt phá đường dây sản xuất sữa giả trị giá hàng chục tỷ đồng

(CHG) Hôm 22/1, lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đã phối hợp với Công An Tp.HCM đã triệt phá một cơ sở sản xuất sữa bột giả các thương hiệu nước ngoài, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng.

Xem chi tiết
Cà Mau: Khai mạc toạ đàm khoa học “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Hôm 17/11, đánh giá tầm quan trọng trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh là cần thiết, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Viện IMRIC đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Xem chi tiết
Bánh mì Phượng bị phạt 110 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3-5 tháng

Chiều 27/9, ông Dương Đạt, Chánh Thanh tra Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết: Cơ sở bánh mì Phượng ở Hội An đã vi phạm 5 quy định trong vệ sinh an toàn thực phẩm, làm 313 người bị ngộ độc thực phẩm. Qua đó, bánh mì Phượng phạt tiền hơn 110 triệu đồng, bị đình chỉ hoạt động từ 3 đến 5 tháng.

Xem chi tiết
Thêm 2 vụ ngộ độc sau khi ăn món cá ủ chua

(CHG) Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho hay, trên địa bàn tỉnh vừa xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) liên quan đến người dân thôn 2 và thôn 4, xã Phước Chánh, huyện Phước Sơn.

Xem chi tiết
​TPHCM tăng cường biện pháp xử lý các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ “chui”

(CHG) Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức cuộc họp với Phòng nghiệp vụ Công an TP Hồ Chí Minh, các sở ngành và UBND quận, huyện, TP Thủ Đức thống nhất các giải pháp nhằm tăng tính chủ động và hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ thẩm mỹ trên địa bàn thành phố.

Xem chi tiết
2
2
2
3