Mỹ phẩm HPO2 mang thương hiệu Huyền Phi có đang “giăng bẫy” truyền thông “mỹ miều”?


(CHG) Thị trường mỹ phẩm Việt Nam thời gian qua liên tục chứng kiến sự nở rộ của các sản phẩm nội địa với quảng cáo hấp dẫn và định vị công dụng vượt trội. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó là nỗi lo về việc nhiều doanh nghiệp đang "quá đà" trong truyền thông và dán nhãn sản phẩm. Điển hình của vấn nạn trên chính là việc người tiêu dùng “tố” sản phẩm mỹ phẩm HPO2 do Công ty TNHH mỹ phẩm Huyền Phi (địa chỉ: số 86 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) chịu trách nhiệm đưa ra thị trường có dấu hiệu sử dụng cụm từ “Ngăn chặn hoạt động của Melanin”; “Tái tạo cấu trúc da…”, những ngôn ngữ vốn thường thấy trong tài liệu của ngành dược, hơn là mỹ phẩm.

Mỹ phẩm HPO2 của Công ty TNHH mỹ phẩm Huyền Phi.

Dược lý học hay mỹ phẩm học?
Melanin là sắc tố quyết định màu da, tóc, mắt ở con người. Trong lĩnh vực da liễu, các sản phẩm ức chế melanin thường được dùng để điều trị tình trạng tăng sắc tố, nám, tàn nhang… Tuy nhiên, điều này thường gắn liền với hoạt chất có cơ chế tác dụng sinh học rõ ràng, nằm trong danh mục quản lý của thuốc hoặc mỹ phẩm đặc trị có cơ sở khoa học và kiểm nghiệm lâm sàng.
Khi sản phẩm HPO2 trên nhãn ghi cụm từ "Ngăn chặn hoạt động của Melanin", điều đó vô tình hoặc cố ý hàm ý rằng sản phẩm có thể can thiệp vào quá trình sinh lý nội tại của cơ thể, ngôn ngữ đó thể hiện tính can thiệp điều trị, không đơn thuần là chức năng chăm sóc ngoài da thông thường như các sản phẩm mỹ phẩm thông thường được phép ghi nhận.

Trên nhãn mỹ phẩm HPO2 của Công ty TNHH mỹ phẩm Huyền Phi có ghi "Ngăn chặn hoạt động của melanin"; "Tái tạo cấu trúc da...", khiến người tiêu dùng nhầm tưởng sản phẩm trên có chức năng điều trị.

Theo quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế, một sản phẩm mỹ phẩm không được phép quảng cáo hoặc gợi ý rằng có khả năng điều trị bệnh hoặc tác động đến quá trình sinh học nội sinh như "ức chế", "điều chỉnh", "kìm hãm" chức năng sinh lý. Trong đó, nhãn mỹ phẩm không được chứa các nội dung gây hiểu lầm về bản chất, chức năng hoặc tác dụng của sản phẩm.
Việc khẳng định "ngăn chặn hoạt động của Melanin" tiềm ẩn nguy cơ vi phạm pháp luật vì đưa ra nội dung vượt quá phạm vi công dụng được phép của mỹ phẩm.
Không kém phần nghi vấn chính là cụm từ "Tái tạo cấu trúc da", một khái niệm vốn chỉ xuất hiện trong các nghiên cứu da liễu chuyên sâu và được dùng để mô tả quá trình phục hồi biểu bì, tăng sinh collagen, elastin, những thành phần nền tảng của da.
Theo Luật Quảng cáo 2012, cũng như các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, mỹ phẩm chỉ được ghi nhận là “làm sạch”, “làm thơm”, “làm đẹp”, “làm thay đổi diện mạo”, “bảo vệ”, “duy trì tình trạng tốt của cơ thể”. Những từ ngữ mang hàm ý điều trị, phục hồi sinh học hoặc “Tái tạo cấu trúc...” thường bị xem là quảng cáo sai bản chất nếu không có nghiên cứu lâm sàng, hồ sơ chứng minh khoa học được các cơ quan chức năng chấp thuận.
Bà thạc sỹ Nguyễn Hồng Tuyến, chuyên gia trong lĩnh vực y tế cho rằng: “Khi doanh nghiệp ghi 'tái tạo cấu trúc da', họ đang bước sang ranh giới nguy hiểm giữa mỹ phẩm và thuốc. Nếu không chứng minh được bằng nghiên cứu, sản phẩm có thể bị xử phạt vì quảng cáo sai bản chất và lừa dối người tiêu dùng”.
Đã đến lúc cần kiểm tra hậu kiểm nghiêm túc với sản phẩm mỹ phẩm?
Công ty TNHH mỹ phẩm Huyền Phi là đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm HPO2 ra thị trường. Theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mọi hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa, quảng cáo mỹ phẩm đều được xác định tại chủ thể chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, bất kể sản phẩm đó được sản xuất gia công bởi bên thứ ba.
Điều đáng nói, với vai trò là một thương hiệu có hoạt động truyền thông mạnh, sản phẩm HPO2 đang được phân phối rộng rãi và tiếp cận nhiều người tiêu dùng mỗi ngày. Việc quảng cáo sản phẩm có công dụng vượt quá giới hạn có thể gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là những người tin tưởng vào công dụng “ngăn chặn melanin” để điều trị nám, tàn nhang… nhưng không đạt hiệu quả và bị ảnh hưởng tâm lý hoặc da liễu.

Website của Công ty TNHH mỹ phẩm Huyền Phi đã từng quảng cáo mỹ phẩm HPO2.

Bà N.T.L, một khách hàng đã từng mua và sử dụng sản phẩm HPO2 chia sẻ: “Tôi chọn sản phẩm vì thấy ghi ngăn chặn melanin, cứ nghĩ là như thuốc trị nám, sẽ giúp trắng da nhanh. Nhưng sau vài tuần dùng, da tôi bị khô, có hiện tượng châm chít lâm râm trên da. Khi hỏi bác sĩ, mới biết melanin không thể ‘ngăn chặn’ bằng mỹ phẩm thông thường như vậy được”.
Câu chuyện của bà L. cho thấy, trong bối cảnh truyền thông thương mại điện tử phát triển mạnh, người tiêu dùng rất dễ bị dẫn dụ bởi ngôn ngữ quảng cáo hoa mỹ, không đúng bản chất. Họ đặt niềm tin vào một công dụng không thực sự có, dẫn đến hậu quả là tiền mất, tật mang.
Việc ghi sai, ghi vượt công dụng mỹ phẩm không chỉ là vi phạm hành chính, mà còn là hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, vi phạm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, quy định: “Người tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về hàng hóa, dịch vụ, nguồn gốc xuất xứ và cảnh báo nguy cơ gây mất an toàn”.
Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam đang thực hiện cơ chế tự công bố mỹ phẩm, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về chất lượng và công dụng sản phẩm. Tuy nhiên, cơ chế hậu kiểm, tức là kiểm tra sau khi sản phẩm được lưu hành, vẫn còn lỏng lẻo, thiếu nhân lực và chậm phản hồi.
Trường hợp của HPO2 công dụng vượt quá phạm vi cho phép đang cho thấy kẽ hở lớn trong quản lý thị trường mỹ phẩm.
Ông Phạm Trung Kiên, Phó chủ tịch Quỹ Chống hàng giả cho rằng: “Chúng tôi liên tục nhận phản ánh về các sản phẩm ghi công dụng kiểu: “Trắng da tức thì”; “Tái tạo da”; “Xóa nếp nhăn'; "Ngăn chặn hoạt động của Melanin"… nhưng không có kiểm nghiệm hay bằng chứng khoa học. Đã đến lúc Bộ Y tế, Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng cần siết chặt hậu kiểm và xử lý mạnh tay để bảo vệ người tiêu dùng”.
Cụm từ “Ngăn chặn hoạt động của Melanin” và “Tái tạo cấu trúc da” trên nhãn sản phẩm mỹ phẩm HPO2 của Công ty TNHH mỹ phẩm Huyền Phi là biểu hiện rõ ràng của việc ghi nhãn vượt công dụng cho phép đối với mỹ phẩm, có nguy cơ vi phạm các quy định pháp luật hiện hành.
Việc ghi nhãn không trung thực không chỉ vi phạm luật, mà còn đe dọa trực tiếp đến quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng. Trong bối cảnh thị trường mỹ phẩm phát triển nhanh và rộng, cơ quan chức năng cần đẩy mạnh hậu kiểm, xử lý nghiêm các trường hợp quảng cáo sai lệch, đồng thời người tiêu dùng cũng cần tỉnh táo, trang bị kiến thức để tránh rơi vào bẫy truyền thông mỹ miều.

Còn lại: 1000 ký tự
Vietnam Airlines tung đợt vé Tết ưu đãi chỉ 666.000 đồng

(CHG) - Vietnam Airlines triển khai chương trình ưu đãi đồng giá vé Tết Ất Tỵ 2025 chỉ từ 666.000 đồng/chiều cho hạng Phổ thông và 1.868.000 đồng/chiều cho hạng Thương gia (các mức giá đã bao gồm thuế, phí).

Xem chi tiết
TP.HCM: Phát hiện nhiều nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả tại Chơ Bến Thành

(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.

Xem chi tiết
Xử phạt đối với 2 cơ sở giết mổ động vật trái phép tại TP.Biên Hoà.

(CHG) Ngày 24/7, Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 cơ sở giết mổ động vật trái phép tại phường Phước Tân, TP.Biên Hoà, Đồng Nai.

Xem chi tiết
Bình Dương: Xử phạt hơn 100 triệu đồng trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm.

(CHG) Theo đó, Đội Quản lý thị trường số 1 đã kiểm tra, xử lý vi phạm, phạt tiền và buộc tiêu hủy thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Vietnam Airlines bắt tay cùng Vinpearl tung combo hấp dẫn dành cho hành khách bay đêm

(CHG) - Vietnam Airlines hợp tác cùng Vinpearl triển khai loạt ưu đãi vé máy bay và phòng khách sạn lên tới 50% cho khách hàng bay chuyến bay khởi hành trong khung giờ từ sau 21 giờ tối đến trước 5 giờ sáng tới các điểm đến có khách sạn Vinpearl.

Xem chi tiết
2
2
2
3