Thế giới yến sào Nguyễn Thúy quảng cáo rầm rộ, chất lượng mập mờ, người tiêu dùng hoang mang

(CHG) Trong bối cảnh thị trường thực phẩm chức năng, sản phẩm bổ dưỡng tràn lan với đủ loại hình thức và mức giá, người tiêu dùng đang ngày càng đòi hỏi sự minh bạch, rõ ràng và an toàn đến từng chi tiết nhỏ nhất. Thế nhưng, trái ngược với những kỳ vọng chính đáng đó, một dòng sản phẩm yến hũ ăn liền mang thương hiệu Thế giới yến sào Nguyễn Thúy lại đang khiến dư luận xôn xao vì quảng cáo rầm rộ nhưng chất lượng mập mờ, thiếu minh bạch về thông tin sản phẩm.

Xem chi tiết
KOL “sạch”, người định hình văn hóa tiêu dùng văn minh

(CHG) Trong kỷ nguyên số, nơi thương mại điện tử trở thành xu thế chủ đạo của hoạt động kinh doanh hiện đại, vai trò của các KOL (Key Opinion Leader), KOC (Key Opinion Consumer) và những người có tầm ảnh hưởng ngày càng trở nên quan trọng trong việc kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải người nổi tiếng nào cũng mang lại giá trị tích cực. Trái lại, chỉ những cá nhân “sạch”, tức trung thực, minh bạch, đáng tin cậy, mới thực sự là nhân tố giúp phát triển bền vững thị trường hàng tiêu dùng trên các nền tảng số.

Xem chi tiết
Khi niềm tin của người tiêu dùng trở thành "cần câu cơm" cho người có sức ảnh hưởng

(CHG) Ngày càng nhiều người nổi tiếng trên các nền tảng mạng xã hội đã lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng để quảng cáo sản phẩm sai sự thật, quảng cáo hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hóa gian lận thương mại nhằm trục lợi bất chính. Vì vậy không ít người lo lắng: nếu người có sức ảnh hưởng đem niềm tin của người tiêu dùng ra làm "content" (nội dung) và biến điều đó thành công cụ- "cần câu cơm".

Xem chi tiết
Kem dưỡng trắng da Natural chứa độc dược bảng B- Corticoid?

(CHG) Ngoài việc quảng cáo sản phẩm Kem dưỡng trắng da Natural có chức năng điều trị giống như thuốc, người tiêu dùng trên nhiều tỉnh thành còn "tố" sản phẩm trên chứa độc dược bảng B- Corticoid.

Xem chi tiết
Những vấn đề pháp lý mà "chiến thần" livestream Hằng Du Mục có thể sẽ phải đối diện

LTS: Trong bối cảnh hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thương mại, vấn đề hàng giả, hàng nhập lậu và gian lận thương mại ngày càng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền kinh tế và sức khỏe cộng đồng. Các hành vi này không chỉ gây thiệt hại lớn cho những doanh nghiệp chân chính, mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín của các thương hiệu, môi trường kinh doanh và niềm tin của người tiêu dùng. Đặc biệt, những năm gần đây, thương mại xuyên biên giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử ngày càng nở rộ, khoảng cách giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, KOL, KOC và người tiêu dùng chỉ cần một thao tác đơn giản là cú nhấp/clik chuột hoặc gõ bàn phím, cuộc mua- bán đã diễn ra thành công. Tuy nhiên, thương mại điện tử và kinh doanh hàng hoá xuyên biên giới vô hình chung lộ nhiều lỗ hổng không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý và kiểm soát của cơ quan nhà nước mà còn dẫn đến việc các gian thương “ký sinh” vào đó để tuồn hàng hóa vi phạm pháp luật tới tay người mua hàng nhằm trục lợi bất chính. Điển hình như vụ việc lực lượng chức năng đột kích kho hàng của TikToker 4 triệu follow và phát hiện hơn 10.000 chai nước hoa nhập lậu. Hay như vụ việc liên quan đến những lùm xùm của team Chị em rọt: Quang Linh Vlog, hoa hậu Thùy Tiên, Hằng Du Mục và Cer Group. Trong đó, ngoài việc liên quan đến những quảng cáo “lố” nhằm lừa dối người tiêu dùng về sản phẩm thực phẩm bổ sung Kera, người tiêu dùng còn “tố” Hằng Du Mục kinh doanh nhiều mặt hàng vi phạm các quy định pháp luật, hàng hóa chưa đủ điều kiện lưu thông trên thị trường, hàng hóa có dấu hiệu gian lận thương mại, hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu... Điều này khiến không ít các chuyên gia trong lĩnh vực hàng tiêu dùng phải mổ xẻ, đưa ra những phản biện sâu sắc và đăng tải thông tin trên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG). Ở bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích về một số dư âm sau buổi gặp gỡ báo chí “chui”, cũng như vấn đề pháp lý liên quan đến những dấu hiệu vi phạm và vi phạm của Hằng Du Mục trong việc kinh doanh hàng tiêu dùng, nhằm giúp độc giả có cái nhìn khách quan, đa chiều về vụ việc.

Xem chi tiết
Kem dưỡng trắng da Natural không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Trong thời đại mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, các nền tảng như TikTok đã trở thành công cụ đắc lực để các tổ chức, cá nhân, những người nổi tiếng kinh doanh, quảng bá sản phẩm của mình. Một trong những nhân vật được biết đến nhiều trên TikTok trong thời gian qua là Tiktoker Thanh Thúy, người nổi bật với các buổi livestream tư vấn mỹ phẩm, đặc biệt là sản phẩm kem dưỡng trắng da mang thương hiệu Natural. Tuy nhiên, mặc dù sản phẩm này được quảng cáo rầm rộ và thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng, nhưng có nhiều dấu hiệu khiến người tiêu dùng cần phải cảnh giác về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Xem chi tiết
Một sản phẩm của thương hiệu Ăn cùng bà Tuyết “xuyên không”?

(CHG) Thời gia qua, những người dùng mạng xã hội xôn xao sản phẩm chân gà bà Tuyết rút xương, đã qua chế biến, được bao gói kỹ lưỡng có dấu hiệu “xuyên không”, đến từ “tương lai”. Điều đó khiến người tiêu dùng, đặc biệt là các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng về quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh có đang bỏ lọt hành vi vi phạm của Tiktoker Vua Quạt?

Những ồn ào xoay quanh Tiktoker Vua Quạt dường như “nóng” trở lại ngay sau khi Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh ban hành quyết định xử phạt đối với đơn vị sản xuất quạt Cơ điện Yên Phong. Một số ý kiến cho rằng, phía Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh đang bỏ lọt hành vi vi phạm của đơn vị trên, thậm chí có thể dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong quá trình xử lý vụ việc.

Xem chi tiết
Bắc Ninh: Tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng và tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu tại Cơ sở sản xuất, kinh doanh quạt điện của ông T.Đ.T.

Xem chi tiết

Trang 1/4