​Báo chí cách mạng Việt Nam - trăm năm vẹn tròn sứ mệnh


(CHG) 99 năm đồng hành cùng lịch sử đất nước, Báo chí cách mạng Việt Nam đã thể hiện được vai trò, vị thế, sứ mệnh của mình; tạo nền tảng cho tự do thông tin công khai, minh bạch và truyền tải thông tin chính xác đến với người dân, cũng như bảo vệ nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa trường tồn và hưng thịnh.
Trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của báo chí trong việc tổ chức, tập hợp quần chúng tự giác tham gia phong trào cách mạng. Ngay từ những ngày tháng hoạt động tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia thành lập các tờ báo Le Paria, L’ Humanité, để truyền bá lý luận cách mạng vô sản. Về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Người thành lập tờ Thanh niên, ra số đầu tiên ngày 21/6/1925, mở ra một dòng báo chí mới: Báo chí Cách mạng Việt Nam. Báo chí cách mạng Việt Nam do Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Những lời dạy của Người về vai trò trách nhiệm của người cầm bút, về nội dung, đối tượng, mục đích và phương pháp tuyên truyền…từ thuở ấy vẫn là bài học kinh nghiệm quý giá cho người làm báo hôm nay.
Ngày 21/6/1925, Báo Thanh Niên ra số đầu tiên, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vừa là tổng biên tập, vừa là phóng viên (ảnh tư liệu).
Tại Đại hội lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam (16/4/1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn các nhà báo: Tất cả những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Đến Đại hội đại biểu lần thứ III Hội nhà báo Việt Nam, Người chỉ rõ: “Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta, cũng là nhiệm vụ của báo chí ta”.
Bác Hồ đọc báo Nhân Dân ở chiến khu Việt Bắc (ảnh tư liệu).
Trong suốt 99 năm qua, từ ngày lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng Việt Nam, mặc dù đã trải qua những giai đoạn khó khăn, thử thách, khi bí mật, lúc công khai thời kháng chiến cứu nước nhưng báo chí nước ta vẫn phát triển không ngừng. Từ sự tiếp cận ban đầu bằng cách in ấn sơ khai đơn giản truyền thống, đến nay, sự lan truyền mạnh mẽ của phương tiện truyền thông điện tử hiện đại, báo chí cách mạng Việt Nam đã làm nên những bước tiến vượt bậc trong việc cung cấp thông tin chính xác và phản ánh thực tế xã hội sinh động.
Ngày nay, trong một thế giới liên kết mạnh mẽ và công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, vai trò của báo chí cách mạng Việt Nam càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các phương tiện truyền thông đóng vai trò như cầu nối giữa Đảng, chính phủ và người dân, là nguồn thông tin đáng tin cậy và tương tác trực tiếp với cộng đồng.
Ngành báo chí cách mạng Việt Nam đã đóng góp không nhỏ vào việc phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá của đất nước. Những bài viết, phóng sự, bình luận và  phỏng vấn của các nhà báo đã góp phần thức tỉnh ý thức cộng đồng, đề cao tinh thần yêu nước và xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Trong khi tiến bộ công nghệ không ngừng thay đổi, cách thức hoạt động của ngành báo chí, người làm báo cần tiếp tục thích nghi và sáng tạo để đáp ứng yêu cầu của độc giả. Đào tạo chuyên môn, nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích và đánh giá thông tin là những yếu tố cần thiết để ngành báo chí cách mạng phát triển và đáp ứng tốt hơn các thách thức trong tương lai.
Ngành báo chí cách mạng Việt Nam cũng cần tiếp tục đảm bảo độc lập và trung thực, không chỉ đối với các quyền lợi và lợi ích của các tổ chức và cá nhân mà còn đối với lợi ích của cộng đồng và xã hội. Sự minh bạch, trung thực và chuyên nghiệp trong việc thu thập, xử lý và truyền tải thông tin là nền tảng quan trọng để xây dựng niềm tin và uy tín với độc giả.

Ngành báo chí cách mạng Việt Nam không ngừng nỗ lực để truyền tải thông tin kịp thời, chính xác và cung cấp những góc nhìn đa chiều, phản ánh mọi điễn biến xã hội.
Chúng ta cũng không thể quên sự đóng góp của các nhà báo, biên tập viên, phóng viên và nhân viên trong ngành báo chí cách mạng. Họ là những người không ngừng nỗ lực để mang đến thông tin chính xác, cung cấp những góc nhìn đa chiều và phản ánh mọi diễn biến xã hội. Những “cây bút” này đã và đang trở thành nguồn cảm hứng cho cộng đồng và có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã hội tự do và công bằng.
Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, chúng ta hãy cùng nhìn về phía trước với hy vọng giành nhiều kết quả tốt hơn. Người làm báo tiếp tục khám phá, sáng tạo và ứng dụng những công nghệ mới để làm cho báo chí cách mạng trở nên ngày càng đa dạng và phong phú. Hãy thúc đẩy sự hợp tác và giao lưu giữa các nhà báo, tổ chức truyền thông và công chúng để chúng ta có thể học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với nhau.
Trách nhiệm của mỗi người làm báo chúng ta phải luôn luôn học tập lý luận chính trị, trau dồi bản lĩnh người cầm bút, giữ gìn uy tín, đạo đức nhà báo. Học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác nghiệp vụ báo chí phải trở thành việc làm thường xuyên, liên tục, suốt đời.
Báo Sự thật số 79 (từ ngày 26/6/1947 đến ngày 9/7/1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại”. Muốn vậy, phải nắm vững đối tượng được tuyên truyền. Nếu người tuyên truyền không điều tra, không phân tích, không nghiên cứu, không hiểu biết quần chúng, chỉ gặp sao nói vậy, bạ gì viết nấy, nhất định thất bại. Người cũng lưu ý rằng, dân chúng không nhất luận như nhau. Đối với mỗi tầng lớp đối tượng, Người yêu cầu phải có phương thức tuyên truyền thích hợp và phải chú trọng ưu tiên cho lớp đối tượng có trình độ nhận thức, văn hóa thấp. Bởi vì đối tượng này hiểu được thì các đối tượng khác cũng nắm bắt dễ dàng.
Hình ảnh đẹp về người phụ nữ đưa hoa hồi Lạng Sơn vươn ra thế giới được thể hiện dưới ngòi bút, thước phim sắc bén của phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại.
Báo chí phải tránh những chiêu trò câu view, câu like rẻ tiền mà phải chú trọng biểu dương kịp thời những nhân tố tích cực, phê phán những hiện tượng tiêu cực. Có như vậy mới góp phần xây dựng xã hội văn minh.
Chúng ta hãy xây dựng ngành báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và góp phần xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và giàu mạnh. Mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, mỗi người làm báo càng thấy rõ trách nhiệm của mình với sứ mệnh cao cả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân trao cho.
Ngày 5/2/1985, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 52-QĐ/TƯ lấy ngày 21/6 hàng năm làm Ngày báo chí Việt Nam nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí. Ngày 21/6/2000, nhân kỉ niệm 75 năm Ngày báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Còn lại: 1000 ký tự
Nét đẹp du xuân của người Việt Nam

(CHG) Tết Nguyên Đán là dịp để người dân khắp mọi miền tổ quốc hòa mình vào không khí vui tươi, đoàn viên và cũng là thời gian để thực hiện một trong những phong tục truyền thống lâu đời- du xuân. Du xuân, theo cách hiểu đơn giản, là hành động đi chơi, tham quan những danh lam thắng cảnh, thăm bà con bạn bè trong dịp đầu năm mới, với mong muốn một năm mới an lành, may mắn, thịnh vượng. Nét đẹp du xuân của người Việt không chỉ là những chuyến đi đơn thuần mà còn là hành trình tìm lại những giá trị văn hóa sâu sắc, hướng về cội nguồn và cầu mong những điều tốt đẹp trong năm mới.

Xem chi tiết
Vũ Thư (Thái Bình): Cỗ chay hội Lạng, nét đẹp truyền thống trong văn hóa ẩm thực

(CHG) Hội Lạng là một trong những lễ hội truyền thống nổi bật của vùng đất Thái Bình, được tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng (2 năm tổ chức một lần) tại chùa Phúc Thắng (còn gọi là chùa Đạt Mạn) và đền Thượng, xã Song Lãng, huyện Vũ Thư. Lễ hội mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa của người dân nơi đây, không chỉ là dịp để tưởng nhớ những giá trị truyền thống, mà còn thể hiện sự tôn vinh công đức của thiền sư Đỗ Đô, người có công lớn trong việc giúp vua Lý Thánh Tông trị bệnh và điều hành đất nước trong thời kỳ nhà Lý.

Xem chi tiết
TKV thi đua sản xuất đầu năm 2025

Bước vào năm 2025, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đặt mục tiêu phấn đấu than tiêu thụ 50 triệu tấn; than sản xuất 36,85 triệu tấn. Ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm mới, các đơn vị của TKV đẩy mạnh thi đua lao động sản xuất, tạo đà bứt phá hoàn thành chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh đề ra.

Xem chi tiết
TKV hoàn thành chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh năm 2024

(CHG) Năm 2024 khép lại, các đơn vị của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã lao động sản xuất phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh của năm. Đây là bước chạy đà quan trọng giúp TKV tiếp tục ổn định sản xuất, tiêu thụ than cho năm tiếp theo.

Xem chi tiết
Nét quý phái của thương hiệu thời trang Aristino trong ngày ra mắt bộ sưu tập “Trở về đoàn viên- Vẹn nguyên nếp tết”

​(CHG) Ngày Tết không chỉ là thời điểm của những ngày nghỉ ngơi, sum vầy bên gia đình mà còn là dịp để con người thể hiện sự tôn trọng truyền thống văn hóa, vẻ đẹp của gia đình, của cuộc sống và của chính mình qua những bộ trang phục đầy ý nghĩa. Trong không khí hân hoan của mùa xuân 2025, ngày 16 tháng 01 năm 2025 thương hiệu thời trang Aristino (sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư K&G Việt Nam, tầng 11 khối A, tòa nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã cho ra mắt bộ sưu tập Tết với chủ đề “Trở về đoàn viên - Vẹn nguyên nếp Tết”, mang đến không chỉ những thiết kế tinh tế mà còn chứa đựng giá trị văn hóa sâu sắc, khẳng định phong cách quý phái của người mặc trong dịp Tết Nguyên đán.

Xem chi tiết
2
2
2
3