Chặn hàng giả, hàng kém chất lượng trong thương mại điện tử - Cần sự vào cuộc của doanh nghiệp


(CHG) Việc ngăn chặn hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử (TMĐT) là một việc làm cần thiết đòi hỏi có các giải pháp quyết liệt của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong đó, có vai trò không nhỏ của doanh nghiệp kinh doanh sàn TMĐT để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. 
Lực lượng quản lý thị trường tổng kiểm tra 8 điểm kinh doanh, kho chứa hàng giả. Ảnh: Q.Hùng
Nhức nhối hàng kém chất lượng
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy xu hướng mua bán hàng hóa trên các sàn TMĐT, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, TMĐT giúp nhà sản xuất phát triển thị phần hiệu quả hơn, người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận sản phẩm trong và ngoài nước theo nhu cầu. Song bên cạnh mặt tích cực là câu chuyện hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giao dịch TMĐT gây thiệt hại cho doanh nghiệp làm ăn chân chính và quyền lợi người tiêu dùng.
Một số trang TMĐT có tên tuổi cũng công khai bán hàng giả. Chẳng hạn, túi xách thương hiệu Chanel, LV, Dior… có giá chỉ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng, trong khi hàng chính hãng lên tới vài chục triệu đồng. Hay nón bảo hiểm giả mạo thương hiệu Nón Sơn bán trên Shopee từ 69.000 - 125.000đ/cái, trong khi nón thật từ 600.000đ/cái trở lên.
Không chỉ bán hàng kém chất lượng, nhiều trang mạng còn sử dụng đủ chiêu trò lừa gạt người mua. Điển hình như trường hợp thổi phồng hiệu quả của sản phẩm hỗn hợp trái cây Multi Juice và nhau thai hươu Lucenta của Tập đoàn Bitney vừa được Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cảnh báo. Chưa hết, đơn vị này còn hứa hẹn nếu giới thiệu thêm khách mua hàng sẽ được nhận hoa hồng theo hình thức bán hàng đa cấp. Hiện tại, nhiều người vẫn tiếp tục lừa người thân, người quen bằng việc quảng bá sản phẩm này như... thần dược.
Theo ông Trần Giang Khuê, Trưởng Văn phòng Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. HCM (Bộ Khoa học và Công nghệ), hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ bán ở khắp nơi. Cứ ở đâu có hàng thương hiệu, có uy tín, có giá trị lớn là ở đó có hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ gặp rất nhiều khó khăn do website giả, trang TMĐT bán hàng giả, các trang mạng xã hội Facebook, Zalo… bán hàng thật, hàng giả lẫn lộn.
Đặc biệt, mức phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm kinh doanh hàng giả hiện quá thấp (tối đa 250 triệu đồng đối với cá nhân, tối đa 500 triệu đồng đối với tổ chức), trong khi đối tượng kinh doanh hàng giả thu siêu lợi nhuận. Hiện đã có đầy đủ quy định pháp luật và mức xử lý vi phạm hàng giả, hàng nhái mạnh hơn. Việc xử lý vi phạm trên không gian mạng giống vi phạm ở không gian thật nhưng pháp luật chưa theo kịp thực tế vi phạm trên không gian mạng.
Doanh nghiệp vào cuộc

Trên thực tế, các doanh nghiệp cũng đã tìm giải pháp để “tự bảo vệ mình” thông qua việc xây dựng hệ sinh thái công nghệ về chống hàng giả, ứng dụng như tích hợp các công nghệ chống giả trên tem bao bì, sử dụng mã QR code và SMS.
Ông Nguyễn Viết Hồng, Tổng Giám đốc Công ty Vina CHG cho biết, các công nghệ từ những hệ sinh thái này sẽ giúp truy xuất và chống giả hiệu quả. Điều này giúp truy vết nguồn gốc sản phẩm, xác thực hàng chính hãng, chống sao chép, làm giả, nhái sản phẩm, kiểm soát sản phẩm khi đưa lên kinh doanh thông qua các nền tảng TMĐT. Ngoài ra, do hệ thống chạy trên điện toán đám mây nên giúp việc tra cứu thông tin và giám sát từ xa được dễ dàng hơn.
Nhận thức được vấn nạn này, một số sàn TMĐT cũng đang nỗ lực để loại bỏ mỹ phẩm giả nói riêng và hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nói chung. Bà Trần Minh Ngọc, Giám đốc quản lý nội dung của Chợ Tốt cho biết, tất cả những tin đăng bán sản phẩm không chính hãng với thông tin như hàng Replica (hàng sao chép giống y thật), hàng F1, hàng fake cao cấp (hàng nhái, hàng giả nhưng có mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc giống tới 70% so với hàng chính hãng)… đều được loại bỏ trong khâu duyệt tin. Ngoài ra, đơn vị cũng phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Chống hàng giả quốc tế (REACT) trong công tác chống hàng giả, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, thường xuyên cập nhật thông tin hệ thống, nhanh chóng phát hiện, loại bỏ những tin sản phẩm hàng giả, hàng kém chất lượng.
Tương tự, đại diện sàn TMĐT Vỏ Sò cho hay, doanh nghiệp đã có các công cụ như eKYC, có chứng minh thư nhưng vẫn phải chụp ảnh… để xác minh thông tin từ người bán. Đồng thời, đề xuất các sàn nên hợp tác, phối hợp với các đơn vị truy xuất nguồn gốc hoặc các tổ chức tiêu chuẩn chất lượng nhằm xác minh đúng tiêu chuẩn và nguồn gốc hàng hóa.
Bên cạnh đó, nhiều quy định thanh toán khắt khe cũng được áp dụng. Sàn TMĐT Sendo quy định thanh toán của khách hàng sẽ được giữ lại trong ví Senpay của shop từ 3 - 7 ngày sau khi giao hàng thành công để phòng trường hợp khiếu nại chính xác thì sẽ hoàn đầy đủ cho khách.
Tuy nhiên, giải pháp hiện nay vẫn chưa đủ ngăn chặn triệt để. Ông Nguyễn Ngọc Tý, Giám đốc điều hành Công ty thời trang Nón Sơn bức xúc, với việc bán hàng giả, kém chất lượng như hiện nay, các sàn TMĐT đã góp phần không nhỏ quảng bá cho... hàng rởm. Đây là nỗi lo ngại của các doanh nghiệp kinh doanh chân chính vì nhiều trang TMĐT như Lazada, Shopee… ít nhiều đã được người tiêu dùng biết đến. Theo đó, cần đẩy mạnh truyền thông, hướng dẫn cách nhận biết sản phẩm thật - giả để người tiêu dùng nắm rõ; cần tăng mức xử phạt hành vi bán hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng để đủ sức răn đe.
Trước những nguy cơ bùng phát hàng lậu, hàng giả, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao kiến nghị cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra các trang mạng, các sàn TMĐT, qua đó vừa xử phạt vừa truyền thông. Đồng thời, về phía người tiêu dùng, cần chú ý hơn tới yếu tố pháp lý khi mua sắm hàng hóa. Cụ thể, người tiêu dùng nên đọc kỹ các thông tin trên bao bì sản phẩm. Các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc bị khống chế rất chặt chẽ bởi các quy định về ghi nhãn hàng hóa, nhưng các đối tượng làm hàng giả thì có thể tùy ý ghi nhãn. Nên nếu để ý kỹ, người tiêu dùng sẽ nhận thấy có rất nhiều thông tin lộn xộn, thậm chí là vô lý.

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/chan-hang-gia-hang-kem-chat-luong-trong-thuong-mai-dien-tu-can-su-vao-cuoc-cua-doanh-nghiep-172263.html

Còn lại: 1000 ký tự
Nghệ An: Xử phạt 01 doanh nghiệp kinh doanh trang sức giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt 01 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng có hành vi buôn bán trang sức giả mạo nhãn hiệu, với mức xử phạt tiền là 55 triệu đồng.

Xem chi tiết
Quảng Ngãi: Liên tiếp xử phạt các hộ kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi liên tiếp kiểm tra đột xuất, xử phạt 03 hộ kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu Nike và Gucci, với tổng số tiền hơn 53.000.000 đồng.

Xem chi tiết
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3