LTS: Hàng giả, hàng nhái đang là mối lo lớn của toàn xã hội, làm người tiêu dùng hoang mang và trở thành một “vấn nạn” của đất nước. “Vấn nạn” này không những phá hoại nền sản xuất trong nước mà còn làm xấu đi môi trường đầu tư kinh doanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia.
Đảng và Nhà nước đang tập trung chỉ đạo quyết liệt trong việc đấu tranh, phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, buôn lậu và gian lận thương mại. Vì thế, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy ngày 29/11 hàng năm là “Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái” nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp đối với công tác này. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 389/QĐ -TTg thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên cơ sở củng cố Ban Chỉ đạo 127. Ban chỉ đạo 389 Quốc gia đã chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng và chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng…
Để công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng gian lận thương mại, hàng nhập lậu đạt kết quả cao, rất cần sự đồng lòng, chung sức của người tiêu dùng thường xuyên thông tin, tố giác tới cơ quan chức năng các đơn vị sản xuất, kinh doanh gian dối. Điều đó cũng giúp cho người tiêu dùng tự bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Bài 2: Con voi có lọt qua lỗ kim?
Ngày 23/11/2023, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) có tuyến bài: “Nhiều đơn vị kinh doanh hàng tiêu dùng có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật”, trong đó thông tin tới độc giả nội dung siêu thị Siêu thị Star Mart 24 kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về việc ghi nhãn phụ tiếng Việt trên các sản phẩm có xuất xứ từ nước ngoài.
Phóng viên Tạp chí CHG đã tiến hành khảo sát nhanh ngay sau khi có thông tin đơn vị Cục QLTT Đà Nẵng đã lập biên bản xử phạt hành siêu thị Star Mart 24, địa chỉ 19- 20- 22 Phạm Văn Đồng, quận Sơn Trà, chính kinh doanh hàng nhậu lậu. Tại đây vẫn ngang nhiên bày bán nhiều sản phẩm hàng tiêu dùng không có nhãn phụ tiếng Việt theo quy định pháp luật.
Tiếp tục công khai bày bán hàng hóa vi phạm?
Trước đó, ngày 24/11/2023, phóng viên Tạp chí CHG chuyển một số thắc mắc do người tiêu dùng cung cấp tới lãnh đạo Cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Đà Nẵng. Nội dung trao đổi, phóng viên thông tin cụ thể về một số đơn vị có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật trong việc kinh doanh hàng tiêu dùng: Siêu thị Star Mart- Lô19-20-22 đường Phạm Văn Đồng, quận Sơn Trà; hệ thống chuỗi siêu thị Aumini Mart- 190 Hồ Nghinh, Aumini Mart- 23 Võ Văn Kiệt, Aumini Mart- 127 Hà Bổng, Aumini Mart, địa chỉ 77- 79 Loseby, quận Sơn Trà; siêu thị Joly Mart- 31 Yên Bái, quận Hải Châu; siêu thị Made in Japan- 35 Nguyễn Thị Minh Khai, Shop Nhà Xinh Đà Nẵng- 303 Núi Thành, quận Hải Châu; hệ thống giày thời trang thương hiệu MT- 211 Lê Duẩn, quận Thanh Khê; Hệ thống thời trang FM Style Đà Nẵng- 57 Lê Duẩn- 172 Lê Duẩn, FM Style Đà Nẵng- 49 Phan Đăng Lưu, quận Hải Châu, FM Style Đà Nẵng- 26 Âu Cơ, Hòa Khánh Bắc, Liên Chiểu, 189 Ông Ích Đường, Khuê Trung, Cẩm Lệ và FM Style Đà Nẵng- 80 Nguyễn Văn Thoại, Mỹ An, Ngũ Hành Sơn…
Phóng viên đã tiến hành khảo sát chiều ngày 8/12/2023, tại siêu thị Made in Japan, nhiều sản phẩm hàng tiêu dùng vẫn không có dán nhãn phụ tiếng Việt và một số sản phẩm hàng hóa tiêu dùng có dán nhãn phụ tiếng Việt nhưng không đầy đủ thông tin theo quy định.
Đại diện phía Cục QLTT thành phố Đà Nẵng, ông Phan Trúc Lâm, Trưởng phòng nghiệp vụ- Tổng hợp, Cục QLTT Đà Nẵng cho biết. “Tôi tiếp nhận thông tin hình ảnh về sản phẩm có dấu hiệu vi phạm trong việc ghi nhãn và có dấu hiệu gian lận về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Tôi sẽ báo cáo tham mưu lãnh đạo và cử cán bộ xác minh thẩm tra, tiến hành kiểm tra đột xuất các đơn vị nêu trên. Nếu sai phạm sẽ tiến hành xử phạt theo quy định pháp luật. Quan điểm phía Cục QLTT không có tính bao che cho các hành vi vi phạm của doanh nghiệp”.
Đang trong quá trình đổi với ông Phan Trúc Lâm, phóng viên nhận được cuộc gọi điện thoại số 0902.889.xxx từ nhân viên quản lý tư vấn của siêu thị Made in Japan (cuộc gọi đến được bật loa ngoài) với nội dung “Giới thiệu là nhân viên siêu thị Made in Japan tư vấn khách mua sản phẩm nhụy hoa nghệ tây Saffron, đây là hàng xách tay từ nước ngoài về không thể xuất hóa đơn có giá trị gia tăng (VAT) cho khách mua hàng được”.
Chiều ngày 8/12/2023, phóng viên Tạp chí CHG tiếp tục khảo sát tại chuỗi siêu thị Au minimart, quận Sơn Trà, nhiều sản phẩm hàng tiêu dùng vẫn đang bày bán tại đây như: mũ lưỡi trai, kính râm thời trang, cài tóc nữ, dép… một số sản phẩm tại đây có dấu hiệu giả mạo các hiệu Gucci; Chanel; Nike… Trên kệ trưng bày- giới thiệu sản phẩm nhiều hàng tiêu dùng có dấu hiệu vi phậm các quy định của pháp luật trong việc ghi nhãn hàng hóa.
Trước sự công khai và ngang nhiên từ phía đơn vị kinh doanh (dẫn chứng là cuộc gọi của nhân viên quản lý siêu thị Made in Japan với phóng viên về việc bán sản phẩm nhụy hoa nghệ tây Saffron tại đây không thể xuất được hóa đơn VAT), ông Lâm cho hay “Không thể xác minh siêu thị Made in Japan bán sản phẩm nhụy hoa nghệ tây Saffron là hàng xách tay qua trao đổi bằng cuộc gọi điện thoại được. Cần kiểm tra xác minh rõ thông tin trên, siêu thị này bán hàng xách tay hay là hàng nhập lậu trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn chứng từ VAT...”.
Liên quan đến 6 đơn vị kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật, phía Cục QLTT thành phố Đà Nẵng đã tiến hành xác minh, kiểm tra 5/6 đơn vị kinh doanh bị vi phạm và lập biên bản xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong đó, Cục QLTT đã lập biên bản xử phạt và buộc tiêu hủy một số hàng hóa nhập lậu đối với các đơn vị: Siêu thị Made in Japan và Shop Nhà Xinh Đà Nẵng, xử phạt hành chính 6 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu, buộc tiêu hủy 62 đơn vị sản phẩm; siêu thị Joly Mart, xử phạt hành chính 6 triệu đồng, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, buộc tiêu hủy 20 sản phẩm; hệ thống chuỗi siêu thị Au minimart, xử phạt hành chính 6 triệu đồng, kinh doanh hàng hóa giả mạo các thương hiệu, buộc tiêu hủy 16 đơn vị sản phẩm; siêu thị Star Mart, xử phạt hành chính 12 triệu đồng, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, buộc tiêu hủy 43 đơn vị sản phẩm; hệ thống thời trang thương hiệu FM Stayle, xử phạt hành chính 3,5 triệu đồng, vi phạm không có dấu hợp quy theo quy định.
Phóng viên đã khảo sát nhanh chiều ngày 9/12/2023, tại siêu thị JoLy Mart nhiều sản phẩm hàng tiêu dùng vẫn không có nhãn phụ tiếng Việt hoặc các sản phẩm có nhãn phụ tiếng Việt nhưng không đầy đủ thông tin theo quy định pháp luật.
Con voi có lọt qua lỗ kim?
Việc Cục QLTT thành phố Đà Nẵng tiếp nhận thông tin, thẩm tra xác minh, kiểm tra, xử lý nhanh, kịp thời là hành động đáng hoan nghênh và biểu dương. Tuy nhiên, nếu việc kiểm tra, xử lý có dấu hiệu bỏ sót, bỏ lọt hành vi vi phạm của cán bộ công chức phụ trách địa bàn thì cần phải lên án, phê phán và cần phải làm rõ vai trò, trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân, người đứng đầu địa bàn.
Điều đó không hẳn là thiếu căn cứ. Bởi trước đó, ngày 8/12/2023 ông Phan Trúc Lâm có thông tin nhanh (qua điện thoại) về công tác thẩm tra xác minh, kiểm tra- xử lý theo nội dung làm việc với phóng viên. Ngay sau kết thúc cuộc gọi phóng viên Tạp chí CHG đã tiến hành khảo sát nhanh những đơn vị trên. Nhận thấy, tại các địa điểm kinh doanh trên vẫn đang chình ình hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt, thậm chí một số đơn vị còn công khai kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu các nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Phóng viên đã khảo sát nhanh tại một số cửa hàng thuộc hệ thống thời trang thương hiệu FM Stayle thành phố Đà Nẵng vào chiều ngày 9/12/2023.
Cụ thể, nhiều mặt hàng tại 04 siêu thị: Siêu thị Star Mart; siêu thị Au mini Mart; siêu thị Joly Mart và cửa hàng Made in Japan. như: Các loại thực phẩm đóng hộp; táo đỏ khô; sữa hộp nhập ngoại; trà giảm cân; tỏi đen; bánh kẹo; các loại gia vị; các loại rượu đóng chai… Các loại thực phẩm chức năng như: Saffron Nhụy Hoa Nghệ Tây; viên uống thực phẩm chức năng được giới thiệu Viên bổ gan, giải độc gan; viên uống sữa ong chúa; viên uống bổ mắt… nước hoa các loại; nước tẩy trang; viên giặt áo quần và nước giặt xả các loại; nước rửa chén; dầu gội; bàn chải điện cho bé… trên nhãn gốc của các sản phẩm này có chữ nước ngoài, rất nhiều sản phẩm hàng tiêu dùng không có dán nhãn phụ tiếng Việt theo quy định pháp luật Việt Nam.
Tại chuỗi cửa hàng thời trang mang thương hiệu FM Style, các mặt hàng: quần áo thời trang người lớn; quần áo trẻ em và một số hàng tiêu dùng khác... tình trạng mập mờ về thông tin sản phẩm trên nhãn hàng hóa vẫn ngang nhiên diễn ra. Một số sản phẩm đang bày bán tại đây có nhãn gốc là tiếng nước ngoài, thiếu nhãn phụ tiếng Việt, điều này khiến người tiêu dùng khó tránh khỏi hoài nghi về xuất xứ của những sản phẩm bày bán tại đây?
Phóng viên đã khảo sát chiều ngày 13/12/2023, một số chuỗi hệ thống thời trang thương hiệu giày MT, địa chỉ 211 Lê Duẩn, quận Thanh Khê, đang công khai bày bán hàng hóa như túi xách thời trang, kính râm thời trang… giả mạo một số nhãn hiệu Gucci, Hermes, Miumiu….
Nguy hại hơn, nếu theo như sự trả lời của ông Phan Trúc Lâm Trưởng phòng nghiệp vụ- Tổng hợp, Cục QLTT Đà Nẵng, khi kiểm tra tại cửa hàng thương hiệu giày MT không phát hiện vi phạm. Thế nhưng, thực tế ngay sau khi kết thúc cuộc trao đổi (qua điện thoại ngày 8/12/2023), phóng viên tạp chí CHG đã khảo sát cửa hàng này đầu tiên và nhận thấy tại đây đang công khai bày bán hàng hóa như túi xách thời trang, kính râm thời trang… có dấu hiệu giả mạo một số nhãn hiệu nổi tiếng đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam như Gucci, Hermes, Miumiu…
Phải chăng chỉ người tiêu dùng và phóng viên quan sát được sự bất thường của những đơn vị kinh doanh tại đây? Hay có phải những “con voi” to đùng vẫn ngạo nghễ bước qua “lỗ kim” một cách ung dung, tự tại?
Trụ sở làm việc Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng.
Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, rất mong phía Cục QLTT thành phố Đà Nẵng Quyết liệt hơn nữa trong công tác kiểm tra, xử lý hàng hóa vi phạm các quy định của pháp luật. Đồng thời kiên quyết xử lý những cán bộ chưa hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, giám sát (hậu kiểm), để lọt hành vi vi phạm của các đơn vị nêu trên.
Đà Nẵng được mệnh danh là "thành phố đáng sống bậc nhất Việt Nam"; là "thành phố du lịch", vì thế khi du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, mua sắm hàng tiêu dùng để làm quà lưu niệm, họ sẽ có cái nhìn và đánh giá thế nào mua phải những sản phẩm không rõ ràng nguồn gốc và xuất xứ, những hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu? Bởi vậy, đề nghị Ban chỉ đạo 389 thành phố Đà Nẵng vào cuộc, xác minh và xử lý vụ việc.
(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…
Xem chi tiết(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.
Xem chi tiết(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết