Siết chặt quản lý để ngăn chặn thuốc giả, thực phẩm chức năng giả


(CHG) Từ đầu năm đến nay cơ quan chức năng đã triệt phá hàng loạt vụ sản xuất, buôn bán hàng giả quy mô lớn. Điển hình là các vụ làm giả sữa, thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại cuộc họp. 

Ngày 7/5, Bộ Y tế có cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành liên quan và các địa phương triển khai các giải pháp để ngăn chặn cung ứng các sản phẩm giả đến người tiêu dùng. Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm tổ chức phát động đợt cao điểm phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả. Các địa phương cần triển khai ngay các đoàn kiểm tra ở 63 tỉnh/thành phố từ nay đến hết tháng 5 với nhiều cơ quan chức năng vào cuộc.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tình hình vi phạm về hàng giả, đặc biệt là các sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe nhân dân như thuốc chữa bệnh, sữa bột và thực phẩm chức năng đang diễn biến phức tạp.

Chủ trì hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, hội nghị này nhằm triển khai các giải pháp cấp bách trong công tác đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị. Ảnh: Bộ Y tế

Theo đó, Thứ trưởng đề nghị đề nghị 63 tỉnh, thành phố triển khai đợt cao điểm từ nay đến hết tháng 5/2025 để đấu tranh phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả. Kết quả báo cáo về Bộ Y tế trước ngày 10/6.
Thứ trưởng cũng yêu cầu các địa phương, cơ quan chức năng tăng cường hậu kiểm đột xuất để phát hiện các vi phạm và xử lý nghiêm. Sau khi tổng hợp báo cáo từ các địa phương, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ trước ngày 15/6.

Hội nghị kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, thành.

Chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm chưa đủ sức răn đe
TS Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thuốc sản xuất bất hợp pháp vẫn có thể lưu hành trên thị trường là do chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm chưa đủ sức răn đe.
Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao chế tài xử phạt đối với các cơ sở vi phạm, cần có quyết tâm cao và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan bảo vệ pháp luật để truy tìm, truy vết và triệt phá các địa điểm sản xuất.

Điển hình như vụ việc tại Thanh Hóa, trên cơ sở báo cáo về thuốc giả của Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa gửi Bộ Y Tế, Bộ đã chỉ đạo Sở Y tế Thanh Hóa phối hợp với Cục Quản lý thị trường và các lực lượng chức năng trên địa bàn kịp thời chuyển hồ sơ các vụ việc có dấu hiệu hình sự sang cơ quan công an điều tra.
Cơ quan Công an tỉnh Thanh Hóa đã lập chuyên án để đấu tranh, triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh. 
Cũng theo TS Tạ Mạnh Hùng, Bộ Y tế đang khẩn trương xây dựng kế hoạch, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng và thuốc không rõ nguồn gốc.
Các giải pháp này bao gồm: rà soát các quy định của pháp luật theo hướng tăng cường chế tài xử lý để đảm bảo tính răn đe; xây dựng cơ sở dữ liệu thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành, kết nối liên thông các cơ sở kinh doanh dược để truy xuất thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của thuốc; đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân trong việc lựa chọn mua thuốc tại các cơ sở kinh doanh dược hợp pháp; tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xử lý các trường hợp kinh doanh, bán thuốc qua mạng không đúng quy định…
Tập trung thanh, kiểm tra cơ sở cung ứng thuốc
Trước mắt, Bộ Y tế sẽ tập trung tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra các cơ sở cung ứng thuốc, yêu cầu các cơ sở phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của thuốc trước khi nhập và bán cho người dân.
Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược phẩm, đặc biệt trên các kênh thương mại điện tử và mạng xã hội.
Khuyến khích các cơ sở kinh doanh áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc và tem chống giả, như mã QR, để quản lý hàng hóa, giảm thất thoát và ngăn chặn thuốc giả.

Bộ Y tế sẽ tập trung tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra các cơ sở cung ứng thuốc. (Ảnh minh họa)

Đồng thời, Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu hệ thống kiểm nghiệm trên toàn quốc, bao gồm các viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương và các trung tâm kiểm nghiệm tỉnh, thành phố, tăng cường lấy mẫu thuốc trên thị trường, chú trọng lấy mẫu có trọng tâm, trọng điểm, cả định kỳ và đột xuất.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường kinh phí cho hoạt động lấy mẫu, mua mẫu, cũng như đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo nhân lực cho các trung tâm kiểm nghiệm để nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc tại địa phương.
Trước đó, ngày 2/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 55/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm, đồng thời lưu ý tăng cường quản lý nhà nước đối với mỹ phẩm, không để xảy ra các sai phạm.
Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong việc điều tra, xử lý các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả; cùng các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát các vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.

Còn lại: 1000 ký tự
Ngăn chặn hàng giả: Cuộc chiến cần sự chung tay từ cộng đồng

(CHG) Dưới đây là bài phỏng vấn giữa Phóng viên Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại với bà Nguyễn Thị Thu Hoài – Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, về vấn nạn thuốc giả, sữa giả, thực phẩm chức năng giả… đang lan tràn hiện nay

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử lý 01 cơ sở kinh doanh điện thoại, linh kiện điện tử,…

(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…

Xem chi tiết
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
2
2
2
3