Hàng trăm sản phẩm mỹ phẩm của Công ty Belux Việt Nam bị thu hồi, tiêu hủy


(CHG) Ngày 31/07/2024, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế ban hành Công văn số 2622/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm do Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Belux Việt Nam chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Đáng chú ý, trong số này có hàng trăm sản phẩm mỹ phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng và sử dụng phổ biến như sữa tắm, dầu gội đầu, dung dịch vệ sinh và kem dưỡng da.

Cụ thể:
Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế  ban hành Công văn số 2622/QLD-MP đề ngày 31/7/2024 thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc đối với 206 sản phẩm do Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Belux Việt Nam (địa chỉ: số 57 Lê Hữu Tự, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) sản xuất theo danh mục sản phẩm kèm theo công văn này (có tên, địa chỉ tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường đối với từng sản phẩm) do sản phẩm mỹ phẩm sản xuất tại cơ sở không đáp ứng các điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo quy định.

Công văn số 2622/QLD-MP của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế.


Chi tiết danh mục sản phẩm yêu cầu thu hồi, tiêu hủy theo Phụ lục Công văn số 2622/QLD-MP: https://dav.gov.vn/upload_images/files/2622_QLD_MP_signed.pdf
Theo Công văn này, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, người tiêu dùng dừng ngay việc kinh doanh, sử dụng 206 sản phẩm do Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Belux Việt Nam sản xuất và trả lại cơ sở cung ứng để tiến hành tiêu hủy sản phẩm.
Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế yêu cầu các tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: (1) Phải lập tức gửi thông báo thu hồi tới những nơi phân phối, sử dụng sản phẩm do chính tổ chức chịu trách nhiệm sản phẩm ra thị trường được nêu tại Phụ lục của Công văn số 2622/QLD-MP; (2) Tiếp nhận sản phẩm trả lại từ các cơ sở kinh doanh và tiến hành thu hồi, tiêu hủy toàn bộ sản phẩm không đáp ứng quy định; (3) Gửi báo cáo thu hồi và tiêu hủy sản phẩm nêu trên về Cục Quản lý Dược trước ngày 30/8/2024.

Một số sản phẩm bị thu hồi, tiêu hủy – Nguồn: Internet

Ngoài ra, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng và Sở Y tế các tỉnh: Phú Thọ, Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Gia Lai, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Trà Vinh, Bạc Liêu, Đồng Nai giám sát các tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường thực hiện thu hồi và tiêu hủy sản phẩm không đáp ứng quy định; Xử lý, xử phạt vi phạm theo quy định hiện hành và báo cáo kết quả về Cục Quản lý Dược trước ngày 15/9.
Việc thu hồi và tiêu hủy các sản phẩm mỹ phẩm không đạt chất lượng là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, người tiêu dùng nếu đang sử dụng bất kỳ sản phẩm nào thuộc danh sách 206 sản phẩm bị thu hồi của Công ty Belux Việt Nam.

Còn lại: 1000 ký tự
Đồng Nai: Phát hiện hơn 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 thuộc Cục QLTT tỉnh Đồng Nai cho biết đang thu giữ 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa được phát hiện của một cơ sở kinh doanh và báo cáo trình Cục QLTT tỉnh xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
Ninh Thuận: Tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận cho biết đang tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp để tiếp tục xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC- BỘ Y TẾ: Yêu cầu thu hồi lô sản phẩm Rebirth Anti-Wrinkle Eye Gel With Vitamin E- Hộp 1 tuýp 30g…

(CHG) Ngày 13/9/2024, Văn phòng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết vừa ban hành văn bản yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Đội Quản lý thị trường số 2 xử phạt các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ “rao” bán trên mạng xã hội

(CHG) Hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa trên nền tảng mạng xã hội đang diễn ra rất phổ biến trên cả nước và có khả năng tìm ẩn nhiều rủi ro gây thiệt hại cho người tiêu dùng mua phải hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ thông qua hình thức mua bán này

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
2
2
2
3