Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển bị xử phạt hơn 11 tỷ đồng


(CHG) Theo tin từ Cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế (www.vfa.gov.vn), ngày 24/02/2024 Cục An toàn thực phẩm đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển có địa chỉ trụ sở chính trên Giấy đăng ký doanh nghiệp tại: Điểm công nghiệp Đan Phượng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) do mắc hàng loạt các sai phạm. Tổng số tiền mà Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển bị xử phạt lên tới hơn 11 tỷ đồng. 
Ngoài xử phạt hành chính, Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển còn bị buộc phải thu hồi và tiêu hủy toàn bộ các sản phẩm đã vi phạm; đình chỉ hoạt động sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe 11 tháng kể từ ngày 01/03/2024; tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký Bản công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bổ hoàn dương plus 22 tháng …
Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tránh mua phải các sản phẩm không đảm bảo chất lượng, vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm; các mặt hàng, sản phẩm không đảm bảo điều kiện an toàn, đặc biệt là các sản phẩm sử dụng chất cấm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng; các sản phẩm quảng cáo gây nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm, quảng cáo không phù hợp với giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp, Tạp chí CHG xin thông tin tới bạn đọc.
Theo Quyết định xử phạt, Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển đã có tới 06 hành vi vi phạm bao gồm:
(1) Hành vi 1: Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Bổ hoàn dương plus (Số lô: 02.2022, NSX: 11/5/2022, HSD: 10/5/2025; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Giấm táo slim hỗ trợ giảm béo (số lô: 01.2022, NSX: 26/02/2022, HSD: 25/02/2025); Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Nio Slim hỗ trợ giảm béo (trên nhãn không ghi số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng); Sản phẩm Stony bổ thận tráng dương tăng cường sinh lý (số lô: 03.2022, NSX: 12/05/2022, HSD: 11/05/2025) mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP).
(2) Hành vi 2: Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Giấm táo slim hỗ trợ giảm béo (số lô: 01.2022, NSX: 26/02/2022, HSD: 25/02/2025); Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Nio Slim hỗ trợ giảm béo (trên nhãn không ghi số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng); Sản phẩm Stony bổ thận tráng dương tăng cường sinh lý (số lô: 03.2022, NSX: 12/05/2022, HSD: 11/05/2025) thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm mà không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.
(3) Hành vi 3: Sản xuất thực phẩm Kumiko slim mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
(4) Hành vi 4: Không đầy đủ thiết bị chuyên dụng để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố khác ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm đối với từng loại sản phẩm.
(5) Hành vi 5: Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa [sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bổ hoàn dương plus (Số lô: 02.2022, NSX: 11/5/2022, HSD: 10/5/2025)]. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm là: 307.500.000 đồng (ba trăm linh bảy triệu năm trăm nghìn đồng).
(6) Hành vi 6: Sử dụng chất cấm sử dụng (Sildenafil, Sibutramine) trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
Sản phẩm thực phẩm có chất cấm là:   
+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Bổ hoàn dương plus (số lô: 02.2022, NSX: 11/05/2022, HSD: 10/05/2025);
+ Sản phẩm Stony bổ thận tráng dương tăng cường sinh lý (số lô: 03.2022, NSX: 12/05/2022, HSD: 11/05/2025);
+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Giấm táo slim hỗ trợ giảm béo (số lô: 01.2022, NSX: 26/02/2022, HSD: 25/02/2025).
Tổng số tiền phạt Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển đối với 6 hành vi vi phạm nói trên là: 11.086.425.000 đồng (Bằng chữ: Mười một tỉ không trăm tám mươi sáu triệu bốn trăm hai mươi lăm nghìn đồng).
Ngoài các hành vi bị xử phạt với hình thức xử phạt chính, Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, bao gồm: đình chỉ hoạt động sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong 11 tháng kể từ ngày 01/3/2024 và tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bổ hoàn dương plus trong 22 tháng.
Đồng thời, Cục An toàn thực phẩm buộc Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển thu hồi và thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc tiêu hủy thực phẩm vi phạm đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Nio Slim hỗ trợ giảm béo nêu tại hành vi 1 và 2; thu hồi và tiêu hủy thực phẩm vi phạm bao gồm các sản phẩm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Bổ hoàn dương plus (Số lô: 02.2022, NSX: 11/5/2022, HSD: 10/5/2025 nêu tại hành vi 1, 5, 6; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Giấm táo slim hỗ trợ giảm béo (số lô: 01.2022, NSX: 26/02/2022, HSD: 25/02/2025); Sản phẩm Stony bổ thận tráng dương tăng cường sinh lý (số lô: 03.2022, NSX: 12/05/2022, HSD: 11/05/2025) nêu tại hành vi 1, 2, 6. Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển buộc phải thu hồi và thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc tiêu hủy thực phẩm vi phạm đối với sản phẩm thực phẩm Kumiko slim nêu tại hành vi 3.
Các vi phạm nghiêm trọng của Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển không chỉ là vấn đề của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng. Đây không phải lần đầu tiên Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển bị Cục An toàn thực phẩm xử phạt. Trước đó, ngày 05/02, trong danh sách các cơ sở vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm (cập nhật từ ngày 19/5/2023 - 1/2/2024) được Cục An toàn thực phẩm công bố, Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển bị xử phạt hơn 97 triệu đồng; buộc thu hồi và tiêu hủy 5 lô sản phẩm thực phẩm có chứa chất cấm./.
Còn lại: 1000 ký tự
Gia Lai: Đội Quản lý thị trường số 8 quyết tâm thực hiện mục tiêu “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới”

(CHG) Trong 9 tháng đầu năm 2024, Đội QLTT số 8 thường xuyên tích cực tham gia, phối hợp 08 đoàn liên ngành trên địa bàn 02 do UBND huyện Mang Yang và UBND huyện Đak Đoa mục tiêu “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới”.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3