TP Hồ Chí Minh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng chiêu huy động vốn


CHG) Theo Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị đang điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Công ty TNHH Một thế giới Lành Mạnh (viết tắt là Công ty OHW) và Công ty TNHH Lý tưởng Thuận lợi 3 chìa khóa (viết tắt là Công ty 3KPI), trụ sở tại TP Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Hải Hà (SN 1974, HKTT: quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) làm Giám đốc.

Quá trình điều tra xác định, đầu năm 2020 bà T.M.T và nhiều cá nhân cư trú ở nhiều tỉnh, thành khác nhau tham gia đầu tư tại Công ty OHW và Công ty 3KPI do ông Nguyễn Hải Hà (SN 1974, HKTT: quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) làm Giám đốc. Ông Hà cho biết Công ty OHW và Công ty 3KPI, có vốn góp 95% của Nhật Bản đầu tư.

Công ty hoạt động theo mô hình áp dụng công nghệ 4.0, triển khai phần mềm bán hàng và máy ImpactTV vào các cửa hàng tạp hóa truyền thống để khai thác dữ liệu, quảng cáo hàng hóa dịch vụ, mua bán sản phẩm, nhằm tạo điều kiện đưa hàng hóa từ Nhật Bản vào thị trường Việt Nam tiêu thụ… đồng thời cam kết tỷ lệ thành công của dự án lên đến 99%.

Mặc dù ký kết “Hợp đồng” mua máy ImpactTV, nhưng thực tế Giám đốc Công ty 3KPI không thực hiện theo như cam kết với các nhà đầu tư.

Mặc dù ký kết “Hợp đồng” mua máy ImpactTV, nhưng thực tế Giám đốc Công ty 3KPI không thực hiện theo như cam kết với các nhà đầu tư.

Để tham gia đầu tư, từ ngày 13/3/2020 đến ngày 15/3/2021, bà T.M.T đã ký nhiều “Hợp đồng sản xuất phần mềm” và “Hợp đồng hợp tác kinh doanh” máy ImpactTV với 2 đơn vị nêu trên, đồng thời chuyển 7,5 tỷ đồng vào 3 tài khoản ngân hàng do ông Hà chỉ định.

Tuy nhiên, từ khi ký hợp đồng và chuyển tiền đến nay, bà T và các cá nhân tham gia phát hiện Công ty OHW và Công ty 3 KPI không có bất cứ hợp tác nào với Nhật Bản về việc thực hiện dự án nói trên. Toàn bộ số vốn góp của bà T và các bị hại khác đã bị ông Hà rút ra chiếm đoạt.

Sở dĩ nhiều người bỏ ra số tiền lớn để đầu tư vào 2 công ty trên là bởi nghe theo lời dẫn dụ của ông Nguyễn Hải Hà. Khách hàng đầu tư vào Công ty OHW và Công ty 3KPI cũng chính là đầu tư vào các dự án của Nhật Bản, với mô hình hoạt động mới mang tính đột phá, đặc biệt các nhà đầu tư tham gia góp vốn sẽ thu được nhiều lợi ích.

Cụ thể, khi hợp tác đầu tư máy impactTV của Công ty 3KPI, hợp đồng sẽ được ký 2 năm. Theo đó, nếu nhà đầu tư bỏ ra 12 triệu đồng để góp vốn đầu tư 1 máy impactTV, mỗi tháng sẽ nhận được 800.000 đồng. Sau 2 năm sẽ thanh lý hợp đồng và nhà đầu tư sẽ được nhận lại 30% chi phí góp vốn ban đầu.

Như vậy, nếu đầu tư càng nhiều máy impactTV, thì lợi nhuận thu về của nhà đầu tư sẽ càng cao, trong khi họ chỉ có mỗi việc là góp tiền, còn việc mua máy impactTV, tổ chức khai thác vận hành, bảo dưỡng, sữa chữa máy impactTV trong suốt thời gian hợp tác thì phía công ty sẽ bao hết. Còn đối với gói đầu tư vào Công ty OHW, công ty đưa ra hai sản phẩm, đó là các sản phẩm “phổ thông” và “thương gia”. Theo đó, sản phẩm “phổ thông” nhắm đến đối tượng là giáo viên, bà nội trợ, sinh viên, học sinh, công nhân…

Chỉ cần có 24 triệu đồng, gửi tiết kiệm trong Công ty OHW thì sau 3 tháng, DN sẽ hoàn lại tiền cho các nhà đầu tư. Sau đó, nhà đầu tư sẽ trở thành cổ đông, hưởng cổ tức theo chu kỳ 3 tháng/lần kéo dài đến 50 năm. Số tiền đầu tư này, các nhà đầu tư không sợ mất vì có Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh(?). Còn gói sản phẩm “thương gia”, dành cho người có máu đầu tư lớn, dám thách thức bản thân, với mức đầu tư khởi điểm là 24 triệu đồng và thời gian đầu tư là 27 tháng.

Các nhà đầu tư sẽ được nhận cổ tức tương đương 10% (kéo dài 50 năm). Cứ mỗi quý, công ty sẽ tri ân các nhà đầu tư gói bảo hiểm nhân thọ với mức 3 triệu đồng/năm. Như vậy, chỉ trong một năm đầu tiên, người tham gia đầu tư gói “thương gia” sẽ được chi trả 40% cổ tức và 50% bảo hiểm nhân thọ.

Với mức tham gia 24 triệu đồng ban đầu, sau một năm đã được trả về 90%. Ngoài ra, để tạo lòng tin cho các nhà đầu tư, cũng như khẳng định dự án hoạt động hiệu quả sẽ mang lại thu nhập lớn, ông Hà còn gửi nhiều thư tri ân tới khách hàng với cam kết khi công ty cổ phần hóa vào năm 2024 sẽ chuyển nhượng cổ phần cho các nhà đầu tư đã tham gia mua phần mềm…

Ngoài ra, ông Hà còn hứa hẹn, khi dự án trên nhận được tiền từ Nhật Bản chuyển về Việt Nam thì sẽ chia thành nhiều đợt kể từ tháng 7/2020. Tuy nhiên, các nhà đầu tư chờ mỏi mòn vẫn không thấy lợi ích nào như ông Hà đã hứa.

Cơ quan điều tra xác định, hành vi chiếm đoạt của Nguyễn Hải Hà thể hiện thông qua việc ký “Hợp đồng sản xuất phần mềm” và “Hợp đồng hợp tác kinh doanh” với giá trị thấp (trị giá từ 12 đến 24 triệu đồng cho mỗi loại hợp đồng) nhưng thông tin gian dối và cam kết hưởng lợi nhuận với giá trị cao. Bằng thủ đọan lấy tiền của nhà đầu tư sau, trả cho nhà đầu tư trước, Hà đã làm khách hàng tin tưởng dự án có thật, từ đó tiếp cận lôi kéo, mở rộng mạng lưới khách hàng tham gia.

Không ít người bị Hà dụ ký nhiều hợp đồng “Hợp đồng sản xuất phần mềm” và “Hợp đồng hợp tác kinh doanh” trong cùng một thời điểm. Kết quả xác minh các tài khoản đứng tên 2 pháp nhân công ty do Hà lập ra có rất nhiều cá nhân chuyển tiền với nội dung mua phần mềm và mua máy impactTV với số tiền rất lớn.

Làm việc với cơ quan điều tra, các bị hại khẳng định không biết phần mềm và máy in impactTV đã ký với Công ty OHW và Công ty 3KPI có công dụng gì, thực tế có triển khai mua lắp đặt không và các thông tin, tài liệu mà Hà cung cấp cho các bị hại là gian dối, không có cơ sở về mặt pháp lý…

Để phục vụ công tác điều tra xử lý vụ án, cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đề nghị ai là bị hại của vụ án trên, đến cơ quan điều tra tại số 674 đường 3/2, phường 14, quận 10, TP Hồ Chí Minh để trình báo.

 

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3