Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với bệnh viện ngoài công lập tại khu vực miền Trung

Bài viết "Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với bệnh viện ngoài công lập tại khu vực miền Trung" do Huỳnh Đức Minh (Bệnh viện Trung ương Huế) thực hiện.

Xem chi tiết
Phát triển logistics bền vững vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia. Trong đó việc hình thành và phát triển được hệ thống logistics bền vững cho khu vực này có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế. Bài báo nêu rõ một số vấn đề có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với việc xây dựng hệ thống logistics tại vùng KTTĐ miền Trung trong giai đoạn tới. Bài báo cũng đề cập tới vấn đề phát triển logistics bền vững đối với khu vực này.

Xem chi tiết
Động lực phát triển Tây Nguyên: Giải pháp liên kết vùng

Phát triển Tây Nguyên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển chung của cả nước. Trong đó, liên kết kinh tế vùng là một trong những giải pháp chiến lược đột phá tạo ra lợi thế cạnh tranh động cho vùng, địa phương và là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bài viết này phân tích động lực phát triển Tây Nguyên và đề xuất những giải pháp liên kết vùng để phát triển bền vững.

Xem chi tiết
Thực trạng biến đổi khí hậu những năm gần đây tại tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam

Bài viết nghiên cứu thực trạng biến đổi khí hậu những năm gần đây tại tiểu vùng Tây Bắc, Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy những năm gần đây các hiện tượng thời tiết cực đoan (xói mòn đất cường độ cao hơn, tần suất nhiều hơn; sạt lở đất cường độ cao hơn, nguy hiểm nơi các vùng đất dốc, gần sông suối; lốc, sấm sét, mưa đá xảy ra ít nhất 2 lần/năm với kích thước của viên đá to hơn; thời tiết có khuynh hướng chuyển từ bốn mùa thành hai mùa, mùa hè nhiệt độ ngày càng cao, mùa mưa ngắn hơn, mùa khô kéo dài, mùa đông rét đậm rét hại và sương muối) ảnh hưởng đến tính mạng dân cư, giảm tuổi thọ, làm giảm diện tích đất canh tác, gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi, nông sản, nguy cơ mất an ninh lương thực cao. Các đối tượng dễ bị tổn thương (người nghèo và dân tộc thiểu số) hầu như không có khả năng chống chịu và thích ứng với bối cảnh biến đổi khí hậu tại Tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam.

Xem chi tiết
Đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam theo mô hình TOWS

TÓM TẮT: Nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn đa dạng và vị trí địa lý thuận lợi, an ninh chính trị ổn định là những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển du lịch ở Việt Nam. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam và thu nhập từ du lịch còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam còn ở mức hạn chế và luôn ở thứ hạng thấp hơn so với các nước trong khu vực như: Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Trung Quốc. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá về năng lực cạnh tranh và thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, từ đó đưa ra mô hình đánh giá và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: năng lực cạnh tranh, du lịch, khu vực.

Xem chi tiết

Trang 1/1