Phát triển du lịch sẽ đóng góp và tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hoặc một địa phương cụ thể. Tuy nhiên, mỗi điểm đến du lịch đều phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các điểm đến khác trong cùng quốc gia, khu vực và trên toàn thế giới. Việc tận dụng và hiện thực hóa tiềm năng du lịch của điểm đến sẽ tạo ra hiệu ứng tương hỗ rất hiệu quả để từ đó tạo thành một lợi thế cạnh tranh không những cho địa phương, mà còn cho quốc gia, khu vực. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng của chính các yếu tố này tới năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý về du lịch có những tham khảo có cơ sở nhằm định hướng phát triển với tầm nhìn trung và dài hạn. Việc xây dựng một mô hình lý thuyết nhằm nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các điểm đến hết sức quan trọng và cần thiết. Đây sẽ là tiền đề để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch.
Tính từ năm 2019, Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu 2019 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cho thấy, năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam xếp hạng 63/140 nền kinh tế, tăng so với hạng 67/136 (Báo cáo năm 2017). Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 5, sau Singapore (xếp hạng 17), Thái Lan (31), Malaysia (29), Indonesia (40); xếp trên Brunei (72), Philippines (75), Lào (97) và Campuchia (98). Việt Nam thuộc nhóm dẫn đầu thế giới (hạng 1-35) đối với các nhóm chỉ số Sức cạnh tranh về giá (hạng 22), Tài nguyên văn hóa và du lịch công vụ (hạng 29) và Tài nguyên tự nhiên (hạng 35). Các nhóm chỉ số thuộc nhóm thấp của thế giới (hạng 71-140) của Việt Nam bao gồm: Sự bền vững về môi trường (hạng 121), Hạ tầng dịch vụ du lịch (hạng 106), Mức độ ưu tiên cho ngành du lịch (hạng 100), Y tế và vệ sinh (hạng 91), Hạ tầng mặt đất và cảng (hạng 84) và Mức độ sẵn sàng công nghệ thông tin và truyền thông (hạng 83). Các nhóm chỉ số ở nhóm trung bình của thế giới (hạng 36-70), bao gồm: Nhân lực và thị trường lao động (hạng 47), Hạ tầng hàng không (hạng 50), An toàn và an ninh (hạng 58), Mức độ mở cửa quốc tế (hạng 58) và Môi trường kinh doanh (hạng 67).
Đến năm 2021, Báo cáo xếp hạng Chỉ số năng lực phát triển Du lịch và lữ hành năm 2021 được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố cho thấy, du lịch Việt Nam đã có bước cải thiện lớn khi tăng lên 8 bậc trong bảng xếp hạng. Việt Nam đã vượt lên, đứng thứ 52 thế giới về Chỉ số năng lực phát triển du lịch.
Từ việc phân tích những chỉ số nêu trên, tác giả đưa ra đánh giá năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh chính theo mô hình TOWS như sau: (Bảng 1)
Bảng 1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam
theo mô hình Tows
Thách thức - Cạnh tranh gay gắt giữa các nước phát triển du lịch. Đối thủ cạnh tranh có chiến lược cạnh tranh và marketing điểm đến ngày càng hoàn thiện. - Khủng hoảng kinh tế, bất ổn chính trị, khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. - Khủng hoảng kinh tế đã chạm đáy, nhiều đối thủ cạnh tranh có chiến lược phục hồi nhanh. - Thay đổi tỷ giá hối đoái và giá vàng. - Giá dầu cao và giá vé máy bay tăng cao. - Năng lực của ngành hàng không (đường bay, giá cả, loại máy bay, số chỗ). - Du lịch phát triển nhanh, thiếu kiểm soát tác động xấu đến môi trường, đe dọa hệ sinh thái, làm xuống cấp nguồn lực quan trọng của đất nước. |
Cơ hội - Toàn cầu hóa kinh tế, du lịch được coi là ngành lớn nhất thế giới. - Vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực tăng trưởng du lịch mạnh. - Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ phát triển du lịch, trong khi một số đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Malaysia và Singapore đang ở giai đoạn bão hòa. - Môi trường chính trị ổn định. - Chính sách đầu tư nước ngoài cởi mở. - Hợp tác, liên kết quảng bá du lịch chung - Phát triển của hàng không giá rẻ.
|
Điểm yếu - Nguồn lực thừa hưởng: vệ sinh tại điểm đến kém. - Nguồn lực hỗ trợ: số lượng sân bay ít, hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, cảng biển du lịch, hệ thống điện, nước, cấp thị thực tại cửa khẩu, cơ sở/phương tiện y tế chăm sóc sức khỏe cho khách. An toàn cho khách (tai nạn giao thông, chất lượng thực phẩm, ăn cắp, cướp giật, bán hàng rong, taxi). - Quản lý điểm đến: Thiếu đường bay trực tiếp tới thị trường trọng điểm, chính sách du lịch xã hội, thái độ nhân viên xuất nhập cảnh và hải quan, marketing điểm đến (chiến lược, ngân sách, thương hiệu điểm đến), hoạch định và thực thi chính sách, quy hoạch du lịch, quy hoạch du lịch tại khu vực di sản và các điểm du lịch, tầm nhìn của cơ quan du lịch quốc gia, môi trường kinh doanh du lịch, khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp thấp, rào cản về thủ tục hành chính (xuất nhập khẩu, hải quan), nguồn nhân lực, chất lượng môi trường tự nhiên, nhận thức về du lịch, cơ cấu tổ chức ngành Du lịch, khả năng hội nhập quốc tế của doanh nghiệp. - Điều kiện cần: sự phù hợp của sản phẩm điểm đến và sở thích du lịch. |
Điểm mạnh - Nguồn lực thừa hưởng: + Thế mạnh thiên nhiên: phong cảnh, di sản thiên nhiên thế giới, các bãi biển và nhiều đảo đẹp, nhiều sông, hồ, thác nước, hang động đẹp, nhiều rừng quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị. + Thế mạnh văn hóa: 7 di sản văn hóa thế giới, nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị, các bản làng, sự đa dạng văn hoá, giàu bản sắc của 54 dân tộc, đa dạng ẩm thực, nghệ thuật truyền thống, sản phẩm thủ công mỹ nghệ. - Nguồn lực sáng tạo: Nhiều thành phố hấp dẫn (Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh...). Nhiều khách sạn, resort cao cấp đạt chuẩn quốc tế và chất lượng phục vụ tốt. - Nguồn lực hỗ trợ: dịch vụ viễn thông, hiếu khách của dân địa phương - Quản lý điểm đến: năng lực cạnh tranh giá du lịch, đầu tư nước ngoài vào du lịch, tham dự Hội chợ du lịch quốc tế. - Điều kiện cầu: hình ảnh tổng thể về - Điểm đến mới.
|
Nhìn vào mô hình trên thấy rõ thách thức và cơ hội, điểm yếu và điểm mạnh của Du lịch Việt Nam, thấy rõ thuận lợi, khó khăn chủ quan cũng như khách quan của Du lịch Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến thời gian tới. Từ kết quả phân tích nguồn lực của Du lịch Việt Nam dựa trên kết quả xếp hạng của WEF và theo mô hình TOWS, có thể đánh giá chung năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam như sau: So với các đối thủ cạnh tranh chính trong khu vực, năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam xét về hầu hết các chỉ số đều thấp hơn so với Thái Lan, Malaysia, Singapore và Trung Quốc, trong đó có những chỉ số còn xa mới đuổi kịp được các nước này, như: kết cấu hạ tầng, hệ thống chính sách, luật pháp về du lịch. So với Indonesia và Philippines, nhiều chỉ số năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam vẫn thấp hơn các nước này, như: kết cấu hạ tầng đường không, kết cấu hạ tầng du lịch, ưu tiên du lịch, sức thu hút du lịch, nguồn nhân lực du lịch, nguồn lực văn hóa.
Tuy nhiên, Việt Nam có nhiều chỉ số năng lực cạnh tranh cao hơn Indonesiavà Philippines như kết cấu hạ tầng bưu chính viễn thông, kết cấu hạ tầng mặt đất, an toàn và an ninh. Năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam về cơ bản chỉ hơn Campuchia, Lào và Myanmar. Tuy nhiên, Campuchiacó thể vượt Việt Nam về năng lực cạnh tranh đến trong thời gian tới, vì chính phủ nước này đặc biệt quan tâm phát triển du lịch, coi đây là hướng chiến lược trong phát triển kinh tế của quốc gia. Vì vậy, đòi hỏi ngành Du lịch Việt Nam cần phải sớm có chiến lược và biện pháp đồng bộ, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với từng đối thủ cạnh tranh, để duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới và khu vực.
Du lịch Việt Nam cần dựa vào đường lối và các quan điểm, định hướng cụ thể của Đảng và Nhà nước, đề ra những chính sách mới để đáp ứng yêu cầu thực thi hội nhập và hợp tác quốc tế về du lịch, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm đảm bảo cho nền kinh tế du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững. Nhóm giải pháp chủ yếu gồm:
Một là, tổ chức tuyên truyền sâu rộng về thách thức và cơ hội, điểm yếu và điểm mạnh khi hội nhập và hợp tác quốc tế sâu, toàn diện trong lĩnh vực du lịch và quan điểm, chủ trương, chính sách, giải pháp của Việt Nam trong hội nhập quốc tế với khu vực và thế giới.
Hai là, khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến du lịch và hội nhập, hợp tác quốc tế về du lịch phù hợp với các nguyên tắc và quy định.
Ba là, đẩy mạnh cải cách hành chính liên quan đến hoạt động du lịch. Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về quy hoạch và những định hướng phát triển, tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch; đồng thời đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực của từng cấp, từng ngành. Mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động du lịch. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống quản lý nhà nước về du lịch và liên quan đến du lịch có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân, khách du lịch.
Bốn là, tập trung sức đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu phát triển du lịch. Đây là giải pháp mang tính cơ cấu nền kinh tế du lịch của Việt Nam, thực hiện trên diện rộng toàn quốc rất khó khăn khi thực hiện các cam kết mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế sâu và toàn diện trong quá trình hội nhập. Cần tập trung sức đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu phát triển du lịch theo 2 hướng chủ yếu sau: (1) Chú trọng tỷ trọng các phân ngành lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, vận chuyển, tham quan cho phù hợp với từng vùng Du lịch; (2) Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành Du lịch với các loại hình du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng, trong đó chú ý các loại hình lưu trú phù hợp với hoạt động du lịch cộng đồng, lưu trú tại nhà dân, các nghề hướng dẫn, thuyết minh du lịch tại các điểm tham quan du lịch,…
Năm là, giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc trong chủ động tích cực hội nhập quốc tế về du lịch trong bối cảnh hội nhập. Đồng thời giải quyết tốt các vấn đề về môi trường bảo đảm phát triển bền vững, giữ vững quốc phòng, an ninh quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế về du lịch sâu và toàn diện. Xây dựng vững mạnh và toàn diện nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống.
Sáu là, đặc biệt quan tâm đến tầm quan trọng của công nghệ số trong tái thiết và phục hồi du lịch bền vững. Phấn đấu ngày càng thêm nhiều các dịch vụ du lịch được tiếp cận qua nền tảng số, như: đại lý du lịch trực tuyến (OTA), kinh tế chia sẻ, đặt phòng trực tuyến, thanh toán điện tử, thiết bị di động… nhằm mang lại cho du khách nhiều tiện ích hơn, nhiều lựa chọn hơn và giảm bớt tiếp xúc trực tiếp, gia tăng trải nghiệm liền mạch của du khách. Bên cạnh đó, chăm sóc sức khỏe, điều kiện làm việc, điều kiện kinh tế - xã hội, bảo vệ xã hội… cũng là những vấn đề cần quan tâm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. WEF (2022), Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu 2021.
2. WEF (2020), Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu 2019.
3. Vũ Thành Tự Anh (2012), Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Micheal Porter (2009), Chiến lược cạnh tranh, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Analyzing the competitiveness of Vietnamese tourism enterprises through the TOWS model
Master. Ha Thi Thu Thuy
Faculty of Tourism and Hotel, University of Economics - Technology for Industries
Abstract:
Natural resources, diverse humanities, favorable geographical position, political stability are important factors for the development of Vietnam’s tourism industry. However, the number of international visitors to Vietnam is still low and the revenue from tourism activities is moderate. In addition, the competitiveness of Vietnamese tourism enterprises is weaker than Malaysian, Thai, Singaporean, Indonesian and Chinese companies. This study analyzes the competitiveness of Vietnamese tourism enterprises and proposes ssome solutions to help them strengthen their competitiveness in the coming time.
Keywords: competitiveness, tourism, region.
Nguồn: TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG
(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương do TS. Nguyễn Đồng Anh Xuân (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết