Đặc thù biến đổi khí hậu vùng miền núi phía Bắc (MNPB) là nhiệt độ tăng cao, thể hiện qua hiện tượng nhiệt độ tăng và các hiện tượng thời tiết cực đoan như sự thay đổi cực nhiệt độ, nắng nóng kéo dài hơn, rét đậm kéo dài hơn, mưa lớn tập trung hơn nhưng cũng có những đợt khô hạn kéo dài hơn. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững năm 2009 cho thấy khá rõ các đặc điểm biến đổi khí hậu tại vùng MNPB.
Bảng 1. Xu hướng biến đổi khí hậu tại vùng Tây Bắc
Nguồn: Tài liệu hướng dẫn xác định và sử dụng kiến thức bản địa trong thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, 2014
Theo kết quả thống kê của nhóm nghiên cứu từ các Ban chỉ đạo về phòng chống thiên tai tại các tỉnh cho thấy thiệt hại do biến đổi khí hậu trong năm 2021 làm 3 người chết, 1 người bị thương; 320 nhà bị hư hại, tốc mái; 1.086 con gia súc bị chết, tổng thiệt hại về kinh tế ước tính là 25 tỷ đồng.
Trồng trọt và chăn nuôi là hai nhóm sinh kế bị chịu tác động lớn nhất từ biến đổi khí hậu, tuy vậy tùy theo hình thức biểu hiện của biến đổi khí hậu và loại cây trồng vật nuôi mà tác động có thể khác nhau. Lúa và ngô chịu tác động nhiều nhất của biến đổi khí hậu như mưa lớn, mưa đá, hạn hán, sạt lở đất, đặc biệt đều chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ lụt, lũ quét.
Tác động đến trồng trọt: Tác động của biến đổi khí hậu đến trồng trọt (Bảng 2) thể hiện qua các biểu hiện như làm mất diện tích canh tác, giảm năng suất, chất lượng nông sản, từ đó làm sụt giảm mạnh thu nhập từ trồng trọt của hộ. Trong đó biểu hiện dễ nhận thấy nhất là diện tích sản xuất bị thu hẹp. Khu vực MNPB vốn được đặc trưng bởi địa hình phức tạp và có ít diện tích đất canh tác, những tác động nhanh và bất ngờ của biến đổi khí hậu như lũ lụt, lũ quét thường nhấn chìm và cuốn trôi các loại cây trồng, diện tích bị ảnh hưởng thường rất lớn. Trong khi đó, hạn hán, rét đậm rét hại làm giảm hoặc phá hủy các diện tích đã được gieo trồng từ đó giảm sản lượng lương thực sản xuất được.
Không những chỉ tác động đến sản xuất lúa, kết quả nghiên cứu cho thấy lũ quét và lụt đã ảnh hưởng trực tiếp đến cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả và cây lâm nghiệp làm mất diện tích đất canh tác và giảm năng suất. Bên cạnh đó, nhiệt độ tăng, thiếu nước do hạn hán kéo dài khiến cây trồng kém sinh trưởng và phát triển kém, từ đó giảm năng suất và chất lượng cây trồng, từ đó gây mất an ninh lương thực và nghèo đói cho người dân (Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững, 2009).
Bảng 2. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất chăn nuôi trồng trọt
Nguồn: Tài liệu hướng dẫn xác định và sử dụng kiến thức bản địa trong thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, 2014
Tác động đến chăn nuôi: Số liệu ở Bảng 2 cho thấy, biến đổi khí hậu làm giảm nguồn thức ăn và gia tăng dịch bệnh vật nuôi, đồng thời các hiện tượng thời tiết cực đoan cuốn trôi gia súc, chết hàng loạt. Một số nghiên cứu cho thấy khi nhiệt độ tăng sẽ hỗ trợ cho việc lan truyền mầm bệnh đến những vùng lạnh hơn, cả những hệ thống ở vùng cao (như bệnh tụ huyết trùng). Trong khi đó, người nghèo sống ở vùng cao không có khả năng tiếp cận được với các dịch vụ thú y dẫn đến bùng nổ dịch bệnh trên vật nuôi và kết quả tăng tỷ lệ chết gia súc, gia cầm (Gorforth, 2008). Kết quả nghiên cứu ở vùng MNPB cho thấy dịch bệnh xảy ra nhiều hơn trong những năm gần đây, ví dụ dịch lở mồm long móng diễn ra vào năm 2006 ở tỉnh Bắc Kạn, gây thiệt lại lớn đến chăn nuôi trâu bò của tỉnh (Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững, 2009).
Khảo sát về đánh giá mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu (các hiện tượng thời tiết cực đoan) tại 12 xã thuộc Tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam, 100% đánh giá: các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra với tần suất ngày càng nhiều hơn, ở phạm vi rộng hơn và diễn biến khó dự đoán hơn.
Biểu đồ 1: Mức độ cảm nhận của dân cư về diễn biến bất thường của thời tiết
(1- không nghiêm trọng, 5 - rất nghiêm trọng)
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Các hộ dân đánh giá nghiêm trọng các hiện tượng: xói mòn đất cường độ cao hơn, tần suất nhiều hơn, làm giảm năng suất đất canh tác; sạt lở đất cường độ cao hơn, nguy hiểm nơi các vùng đất dốc, gần sông suối gây thiệt hại nhiều hơn; lốc, sấm sét, mưa đá xảy ra ít nhất 2 lần/năm với kích thước của viên đá to hơn, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và vật nuôi; bên cạnh đó thời tiết có khuynh hướng chuyển từ bốn mùa thành hai mùa, mùa hè nhiệt độ ngày càng cao, mùa mưa ngắn hơn, mùa khô kéo dài, mùa đông rét đậm rét hại và sương muối làm chết nhiều vật nuôi và thiệt hại nông sản đặc biệt là hoa màu.
Với các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra với tần suất nhiều hơn, mức độ nghiêm trọng hơn, đã tác động đến sinh kế của các hộ gia đình được khảo sát: tác động lớn nhất đến sức khỏe và tuổi thọ của người dân (các hộ dân cho biết người già và trẻ nhỏ gần như không có sức chống chịu với khắc nghiệt thời tiết như vậy, dễ tử vong). Bên cạnh đó, các hộ gia đình với mức thu nhập thấp (chủ yếu dưới 10 triệu đồng/hộ/năm) 100% phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp (2 - 3ha/hộ), tuy nhiên những thiệt hại thiên tai khiến kinh tế sa sút, không đảm bảo lương thực hàng ngày cho gia đình, lũ trẻ bị đói, rét, không được đến trường, tỷ lệ trẻ nghỉ học, bỏ học ngày càng gia tăng. Ngoài ra, biến đổi khí hậu tác động lớn đến các nguồn tài sản và tài chính như: nhà ở bị thiệt hại, sạt lở, lũ cuốn trôi, mưa đá làm nhà bị sập, các nguồn tài chính bị hạn chế (tín dụng chính thức khó tiếp cận hơn, hộ dân phải sử dụng đến tín dụng phi chính thức lãi suất cao) đã làm 100% các hộ dân phụ thuộc sản xuất nông nghiệp càng khó khăn và thiếu vốn để chống chịu và khắc phục hậu quả của thiên tai gây nên.
Qua kết quả khảo sát 480 hộ dân tộc thiểu số cho thấy đặc điểm chung của các hộ gia đình dân tộc thiểu số tại Tiểu vùng Tây Bắc chủ yếu vẫn là sản xuất nông, lâm nghiệp, trình độ học vấn thấp, thu nhập thấp, đa số là hộ nghèo, chủ yếu tình trạng di cư tự phát, thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn rất nhiều khó khăn. Điều đó cho thấy sinh kế của người dân Tiểu vùng Tây Bắc còn bấp bênh, chưa bền vững, là đối tượng dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Biến đổi khí hậu diễn ra tại Tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam những năm gần đây có xu hướng trầm trọng và diễn biến khó lường hơn qua mỗi năm. Những hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng trầm trọng tác động đến mọi thành phần của sinh kế hộ gia đình. Điều đó cho thấy tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế trong ngắn hạn và dài hạn là nghiêm trọng và nguy cơ mất sinh kế cao, đây là vấn đề cấp bách cần có giải pháp để tăng cường tính bền vững và thích ứng của sinh kế hộ gia đình trong bối cảnh biến đổi khi hậu tại Việt Nam nói chung và Tiểu vùng Tây Bắc nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
IMPACTS OF CLIMATE CHANGE
IN THE NORTHWEST SUBREGION OF VIETNAM
• Ph.D DO THI THU HIEN
Tay Bac University
ABSTRACT:
This study explores the current climate change in the Northwest subregion of Vietnam. The study’s results show that in recent years, extreme weather events are becoming more frequent and more intense, and they negatively affects the lives of local people, reduces the arable land, causes great damage to agricultural activities, and poses further risks for food insecurity. The study also finds out that vulnerable groups (the poor and ethnic minorities) in the Northwest subregion are unable to withstand and adapt to climate change.
Keywords: climate change, Northwest subregion of Vietnam, ethnic minority.
Nguồn: TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG
(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương do TS. Nguyễn Đồng Anh Xuân (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết