Cục quản lý Dược: Thu hồi sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm và Sinh học y tế (Mebiphar)


(CHG) Công ty Cổ phần Dược phẩm và Sinh học y tế là doanh nghiệp có quá trình hoạt động hơn 30 năm, vừa bị Cục quản lý dược Bộ Y tế phạt vi phạm hành chính và buộc thu hồi 3 sản phẩm thuốc vì không đảm bảo chất lượng mức độ 2. Một hồi chuông cảnh báo về chất lượng thuốc đang được kinh doanh trên thị trường.

Công ty Cổ phần Dược phẩm và Sinh học y tế (Mebiphar)

Công ty Cổ phần Dược phẩm và Sinh học y tế (Mebiphar)

Hiện nay, có nhiều sai phạm liên quan đến chất lượng thuốc mà ngành Y tế phát hiện được qua công tác kiểm tra, giám sát như: hàm lượng không đúng với công bố; một số thuốc có chứa chất cấm, gây hại sức khỏe người dùng; tờ hướng dẫn sử dụng thuốc không cập nhật chống chỉ định và cảnh báo đối với các thuốc có chứa hoạt chất có thể tác động tiêu cực tới sức khỏe người dùng. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại cho sức khoẻ của người tiêu dùng, đồng thời cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với các cơ quan chức năng được giao thẩm quyền quản lý lĩnh vực này, cần phải có sự vào cuộc quyết liệt hơn, nghiêm túc hơn đối với những Doanh nghiệp vi phạm.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Dược phẩm và Sinh học y tế (Mebiphar)

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Dược phẩm và Sinh học y tế (Mebiphar)

Ngày 25/4/2022, Cục quản lý Dược - Bộ Y Tế đã ra quyết định số 207/QĐ – XPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Dược phẩm và Sinh học y tế đối với 3 loại sản phẩm là thuốc viên nang cứng Chloramphenicol 250mg, SĐK VD-24891-16, số lô 0218, NSX 17/5/2018, HD 17/5/2021; viên nén Captopril (Captopril 25mg), SĐK VD-20545-14, số lô 0119, NSX 22/02/2019, HD 22/02/2022; hỗn dịch uống Batimin 125, SĐK VD-25824-16, số lô 0417, NSX 08/11/2017, HD 08/11/2022. Doanh nghiệp đã vi phạm chất lượng mức độ 2, quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 57 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo Quyết định này, Công ty Cổ phần Dược phẩm và Sinh học y tế phải chịu nộp phạt 230.000.000 đồng và huỷ toàn bộ 3 lô sản phẩm nêu trên.

Tại điểm b khoản 4 Điều 57 Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định: Thuốc vi phạm mức độ 2  là thuốc có bằng chứng không bảo đảm đầy đủ hiệu quả điều trị hoặc có nguy cơ không an toàn cho người sử dụng, nhưng chưa đến mức gây tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe hoặc chưa ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng, thuộc một trong các trường hợp sau đây: Thuốc có kết luận không bảo đảm yêu cầu về hiệu quả điều trị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Thuốc được sản xuất từ nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng;

Như vậy, vấn đề đặt ra là trước khi bị phát hiện, sau khi bị phát hiện đã có một số lượng lớn thuốc đã được người bệnh sử dụng, người sử dụng thuốc sẽ tổn hại sức khoẻ và phải đối diện với những di chứng khó lường khi không may sử dụng phải thuốc kém chất lượng.

Theo bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, người bệnh sẽ phải đối diện với những di chứng khó lường liên quan tới sức khỏe khi không may sử dụng phải thuốc kém chất lượng. Chẳng hạn, với một bệnh nhân bị đái tháo đường được chỉ định sử dụng thuốc hạ đường huyết, nhưng do mua phải thuốc kém chất lượng khiến đường huyết chẳng những không xuống mà lại tăng cao hơn, rất dễ tử vong. Bên cạnh đó, khi thuốc không bảo đảm các hoạt chất như đăng ký, còn có thể chứa các chất có tác dụng phụ gây hại sức khỏe như gây dị ứng, nhiễm độc.

Theo tìm hiểu trên trang Web chính thức của Công ty CP Dược phẩm và Sinh học y tế thì Doanh nghiệp này thành lập năm 1988, là một trong những Công ty hàng đầu Việt Nam về sản xuất thuốc điều trị bệnh, mỹ phẩm, vật tư y tế với hàng chục loại sản phẩn được sản xuất và phân phối trên tất cả tỉnh thành trong cả nước. Những sản phẩm nổi bật của Doanh nghiệp là các loại thuốc như: Glucofast, Cefuroxim, Amoxicillin, Amkuk….

Với cam kết “mang đến cho cộng đồng sản phẩm có chất lượng tốt, dịch vụ tốt với giá hợp lý bằng sự trân trọng và trách nhiệm cao nhất của mình đối với xã hội” thì việc làm của Công ty Cổ phần Dược phẩm và Sinh học y tế (Mebiphar) đang đi ngược lại với những gì họ đã hứa.

Trước việc hàng loạt các sản phẩm không đảm bảo chất lượng đã bị Cục quản lý Dược ra quyết định thu hồi đã khiến dư luận lo lắng về việc có hay không sự buông lỏng quản lý và thiếu trách nhiệm trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm và Sinh học y tế  (Mebiphar). Vì thế đã dẫn đến những sai phạm lớn về chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.

Đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra toàn bộ các sản phẩm thuốc của Công ty Cổ phần Dược phẩm và Sinh học y tế (Mebiphar) để sản phẩm đưa ra thị trường đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đã đến lúc người bệnh phải là những người tiêu dùng thông thái, lựa chọn cho mình những sản phẩm của những doanh nghiệp có uy tín, tẩy chay những doanh nghiệp làm ăn gian dối.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.

Còn lại: 1000 ký tự
Gia Lai: Đội Quản lý thị trường số 8 quyết tâm thực hiện mục tiêu “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới”

(CHG) Trong 9 tháng đầu năm 2024, Đội QLTT số 8 thường xuyên tích cực tham gia, phối hợp 08 đoàn liên ngành trên địa bàn 02 do UBND huyện Mang Yang và UBND huyện Đak Đoa mục tiêu “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới”.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3