Hệ thống mỹ phẩm Xuân Trang có đang vi phạm các quy định của pháp luật?

LTS: Pháp luật quy định: việc ghi nhãn phụ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP), theo đó: Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Bên cạnh đó, nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc. Hai nghị định trên đã trực tiếp giúp cho người tiêu dùng, cũng như cơ quan chức năng nhận biết (mặt cảm quan) về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm nhập khẩu (thông qua nhãn phụ tiếng Việt). Đồng thời vạch trần những tổ chức, cá nhân lợi dụng tâm lý sính hàng ngoại của người tiêu dùng để đưa hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu vào bày bán nhằm trục lợi. Không chỉ bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Nghị định 43/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP) cũng góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ trực tiếp những đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh chân chính, cũng như tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị kinh doanh hàng tiêu dùng nhập khẩu. Cùng với đó giúp các doanh nghiệp tránh được một số đơn vị đầu mối phân phối cố tình trà trộn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu... vào địa điểm kinh doanh. Vì lẽ đó, vai trò của hai nghị định trên vô cùng quan trọng. Pháp luật quy định là vậy, tuy nhiên tại nhiều cơ sở, đơn vị kinh doanh hàng tiêu dùng nhập khẩu vẫn đang bất tuân, không chấp hành việc ghi nhãn phụ tiếng Việt đối với hàng hóa nhập khẩu. Thậm chí có những đơn vị, doanh nghiệp vi phạm diện rộng, theo chuỗi hệ thống... Ví dụ hệ thống kinh doanh mỹ phẩm Xuân Trang với 07 cửa hàng tại tỉnh Lâm Đồng là một điển hình. Điều đó không chỉ gây hoang mang cho người tiêu dùng tại tỉnh này, mà còn gây nhiều lo lắng cho người tiêu dùng là khách du lịch.

Xem chi tiết
Công ty Cổ phần dược phẩm Quốc tế Hoàng Sơn có đang “đùa giỡn” với sức khỏe người tiêu dùng?

(CHG) Pháp luật quy định: “Hàng hóa, dịch vụ được dùng để khuyến phải là hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp”. Như vậy, phía Công ty Cổ phần dược phẩm Quốc tế Hoàng Sơn (Công ty Hoàng Sơn) phản hồi tòa soạn Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại: “Sản phẩm Cốt xông rửa... là sản phẩm tặng, không bán nên không đăng ký lưu hành”, đã đúng với quy định của pháp luật? Công ty Hoàng Sơn có đang “đùa giỡn” trên sức khỏe người tiêu dùng?

Xem chi tiết
Lộn xộn bảng thành phần của sản phẩm DR BESTMIN

(CHG) Theo quy định của pháp luật, bảng thành phần trên nhãn hàng hóa là thực phẩm phải ghi theo thứ tự từ cao xuống thấp về khối lượng. Tuy nhiên, với sản phẩm Dr Bestmin dường như đang “bất tuân” pháp luật khi ghi bảng thành phần một cách lộn xộn.

Xem chi tiết
Lạng Sơn: Tình trạng buôn lậu xuyên biên giới chưa được giải quyết rốt ráo

LTS: Công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu xuyên biên giới luôn là vấn đề nhức nhối không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước có đường biên giới chung với nước ta. Nếu việc tuần tra, kiểm soát vùng biên không được đảm bảo có thể dẫn tới tình trạng hàng hóa nhập lậu tràn vào nội địa hai nước. Điều đó không chỉ gây ảnh hưởng đối với nền kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. Nhận thức được vấn đề trên, không chỉ các cơ quan chức năng vào cuộc, mà chính người dân ở các vùng biên cũng tích cực tham gia vào công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận xuyên biên giới. Nhiều hình ảnh và video do người dân cung cấp đã góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa, xử lý kịp thời tình trạng buôn lậu và một số cán bộ tiếp tay cho sai phạm.

Xem chi tiết
Hàng hóa không chứng nhận hợp quy không phải của OWEN

(CHG) Các đơn vị sản xuất- kinh doanh hàng tiêu dùng, nhất là các sản phẩm thời trang, việc đảm bảo quyền lợi của khách hàng là điều kiện tiên quyết, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển và ngược lại. Bởi thế, khi người tiêu dùng thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả: một số cửa hàng mang thương hiệu OWEN có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật, những người tiếp nhận thông tin tỏ rõ hoang mang, lo lắng và rất thận trọng trong quá trình khảo sát đề tài

Xem chi tiết
​Thời trang TEELAB có thực sự vì quyền lợi người tiêu dùng?

TEELAB – một thương hiệu thời trang được người tiêu dùng (nhất là giới trẻ) tin dùng và gửi gắm niềm tin. Tuy nhiên, thay vì bảo vệ quyền lợi khách hàng, một số cửa hàng mang thương hiệu thời trang TEELAB lại có nhiều dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh trong lĩnh vực sản phẩm thời trang. Bởi vậy, người tiêu dùng khó tránh khỏi băn khoăn: thời trang TEELAB đã thực sự vì quyền lợi người tiêu dùng?

Xem chi tiết
Nghi vấn bộ đôi sản phẩm Viên thảo mộc GG và sản phẩm Slimquick Calories Counter chứa chất cấm Sibutramine

(CHG) Bộ đôi sản phẩm Viên thảo mộc GG và sản phẩm Slimquick Calories Counter được quảng cáo là giúp cho người dùng giảm cân hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, sản phẩm này có giúp người sử dụng giảm cân đúng như quảng cáo? Liệu sản phẩm có thực sự an toàn với người sử dụng? Hay thực chất bộ đôi sản phẩm trên có đang mập mờ thông tin, thậm chí nghi vấn chứa chất cấm Sibutramine?

Xem chi tiết
Toàn bộ hàng hóa tại cửa hàng thời trang TEELAB vi phạm các quy định của pháp luật

(CHG) Được quảng cáo là “phòng thí nghiệm” của tuổi trẻ - nơi nghiên cứu và cho ra đời nguồn năng lượng mang tên “Youth”, thế nhưng thực tế tại cửa hàng thời trang mang thương hiệu TEELAB (số 6 Mê Linh, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), toàn bộ các hàng hóa tại đây vi phạm các quy định của pháp luật về việc ghi nhãn hàng hóa, một số sản phẩm có dấu hiệu “mập mờ” về nguồn gốc sản phẩm.

Xem chi tiết
Công khai bán hàng không nhãn phụ tiếng Việt tại tỉnh Tây Ninh, tại sao?

(CHG) Theo quy định của pháp luật, nhãn phụ được hiểu là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu. Tuy nhiên, tại tỉnh Tây Ninh một số cửa hàng như: hệ thống sữa Thanh Yến, hệ thống sữa Kim Thoa, thế giới đồ chơi Mian Mian, cửa hàng mỹ phẩm May Cosmetic… vẫn ngang nhiên bày bán hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt một cách công khai.

Xem chi tiết
An Giang: Tăng cường công tác buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

(CHG) Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, có dấu hiệu hoạt động trở lại, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh An Giang đang chỉ đạo các lực lượng chức năng triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới.

Xem chi tiết

Trang 1/16