(CHG) Thời gian qua, các lực lượng chức năng đã triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản quốc gia.
Tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản
Nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước, tăng cường hiệu lực thực thi, chính sách, pháp luật về khoáng sản, ngày 30/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, giao các cơ quan chức năng liên quan ngăn chặn hiệu quả và xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt là đối với cát, sỏi, vàng sa khoáng, than, buôn lậu, gian lận thương, xuất khẩu khoáng sản trái phép.
Giao Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh chỉ đạo Thủ trưởng các sở, ban, nghành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, vận động giáo dục pháp luật về khoáng sản và pháp luật có liên quan, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cán bộ, tổ chức, cá nhân và mọi tầng lớp nhân dân trong quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, giữ vững tình hình an ninh, trật tự, tham gia, giám sát việc chấp hành pháp luật trong hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân đơn vị, đấu tranh với hành vi khai thác khoáng sản trái phép.
Nâng cao trách nhiệm của các cấp cơ sở về công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản, chỉ đạo thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn quản lý, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền các hành vi khai thác khoáng sản trái phép. Địa phương nào để xảy ra hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trái phép mà không có các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời hoặc để diễn ra kéo dài gây ảnh hưởng môi trường và tình hình an ninh trật tự thì cấp uỷ, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm.
Tập trung chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản, quản lý và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm, kiên quyết đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép đối với các đơn vị được cấp phép nhưng chậm triển khai hoặc không triển khai, khai thác không đúng thiết kế khai thác, không đảm bảo an toàn, gây ô nhiễm môi trường.
Tăng cường quản lý bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
Các cơ quan thông tin đại chúng trong tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tăng cường phổ biến, tuyên truyền sâu, rộng trong cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức quán triệt các đơn vị trực thuộc, chỉ đạo kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc các quy định đã ghi trong giấy phép và các quy định liên quan về đầu tư, xây dựng. Việc tổ chức khai thác, chế biến, vận tải và kinh doanh khoáng sản phải chấp hành đầy đủ các quy định bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, an toàn giao thông an toàn lao động và các quy định của pháp luật hiện hành, chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Thời gian tới, các địa phương tiếp tục làm tốt công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, chú trọng răn đe ngăn chặn hoạt động bảo kê, tiếp tay cho các hành vi khai thác vận chuyển khoáng sản trái phép, đặc biệt là khai thác cát, sỏi, qua đó bảo vệ an ninh, an toàn nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước.
Cần bổ sung định hướng đánh giá tác động môi trường
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, 12 quy hoạch liên quan đến thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các nhóm, loại khoáng sản khác nhau, được thực hiện trong những năm qua, đã đánh giá tác động của việc thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng các loại khoáng sản đến phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - anh ninh, môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan, sinh thái.
Đồng thời, các quy hoạch này đã phân tích đánh giá chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và các quy hoạch có liên quan đến khai thác, sử dụng các loại khoáng sản. Tuy nhiên, công tác chế biến khoáng sản kim loại chưa thực hiện được theo các quy hoạch đã phê duyệt trước đó với tỷ lệ thực hiện thấp (khai thác boxit đạt 33% titan 25% chì kẽm 27% sắt 30% cromit và mangan%) tăng trung bình 6,6% năm theo tốc độ phát triển kinh tế và dự báo nhu cầu khoáng sản kim loại trên thế giới.
Xu hướng tăng về nhu cầu và giá các kim loại cơ bản, kim loại hiếm, nguyên liệu khoáng khác phục vụ công nghệ điện tử, pin năng lượng có nguy cơ thiếu hụt...
Xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi khai thác khoáng sản trái phép.
Do đó, việc xây dựng quy hoạch nhằm thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản bền vững, hiệu quả lợi ích kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng, hài hòa giữa lợi ích quốc gia, địa phương và doanh nghiệp. Trong đó, đặc biệt ưu tiên và khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước đầu tư các dự án khai thác, chế biến sâu khoáng sản chiến lược, có quy mô lớn, sử dụng khoáng sản hợp lý, hiệu quả và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác, đảm bảo nguồn khoáng sản dự trữ quốc gia. Việc sử dụng khoáng sản phải đảm bảo cân đối hài hòa giữa xuất - nhập khẩu, đảm bảo nhu cầu sử dụng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho các dự án chế biến, chỉ xuất khẩu khoáng sản đã qua chế biến đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo quy định...
Dự kiến, tổng số vốn đầu tư cho công tác thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản trong giai đoạn 2021 - 2030 và giai đoạn 2030 - 2050. Quy hoạch cũng đề ra các giải pháp thực hiện về pháp luật, chính sách, tài chính, đầu tư, khoa học – công nghệ và môi trường, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đào tạo, tăng cường nhân lực, hợp tác quốc tế, đáp ứng nguồn nhân lực tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch…
Tại các cuộc họp, đại diện các bộ ngành, địa phương, chuyên gia, nhà phản biện đề nghị tiếp tục rà soát, cập nhật các văn bản pháp lý, tiêu chuẩn mới nhất, bổ sung định hướng về đánh giá tác động môi trường và cải tạo môi trường của các dự án phục hồi thăm dò, quản lý chặt chẽ các biện pháp cải tạo môi trường đối với từng loại hình khoáng sản, công nghệ khai thác áp dụng, xem xét đến các mục tiêu tăng trưởng sản lượng alumin, cân nhắc giữ lại các quy định về công xuất tối thiểu của dự án đầu tư chế biến quạng titan…
Ngoài ra, một số đại biểu cũng đề nghị làm rõ định hướng sử dụng đất, cải tạo môi trường sau khi khai thác, quặng boxit, titan… ưu tiên nguồn vốn khoa học và công nghệ, nghiên cứu áp dụng công nghệ khai thác và chế biến nhằm tận thu và nâng cao hiệu quả tài nguyên khoáng sản…
9
Báo động tình trạng vi phạm pháp luật trong khai thác khoáng sản
(CHG) Thời gian qua, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Đồng thời, thành lập các đoàn liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện kiểm tra việc chấp hành về bảo vệ môi trường và việc chấp hành pháp luật về thuế trong hoạt động kinh doanh, khai thác, vận chuyển khoáng sản. Qua đó, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép.
Xem chi tiết