(CHG) Ngày 2/6, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ bí xanh thơm và các sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn năm 2022. Sự kiện thu hút sự tham gia của đại diện Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước cùng với các nhà phân phối với quy mô lớn nhỏ khác nhau.
Hiện nay, Bắc Kạn hiện có 155 sản phẩm OCOP với 143 sản phẩm 3 sao, 11 sản phẩm 4 sao, 1 sản phẩm 5 sao. Tỉnh hiện có 3 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, gồm: Miến dong, quýt, hồng không hạt; 3 sản phẩm được cấp nhãn hiệu tập thể là: Gạo bao thai Chợ Đồn, gạo Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn, chè shan tuyết Bằng Phúc. Bí xanh thơm, Nano Curcumin nghệ, tinh bột nghệ, bún khô, phở khô, gạo Japonica và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn... là đặc sản và sản phẩm đặc trưng có thế mạnh của tỉnh.
Riêng với bí xanh thơm, năm 2022, Bắc Kạn có hơn 200 ha diện tích trồng, chủ yếu tại huyện Ba Bể, sản lượng ước đạt gần 8.000 tấn, thời gian thu hoạch từ tháng 6/2022. Sản phẩm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, chuỗi sản phẩm sạch, một phần diện tích được cấp chứng nhận VietGAP và chứng nhận hữu cơ PGS, chứng nhận OCOP 3 sao.
Hội nghị xúc tiến tiêu thụ bí xanh thơm và các sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn năm 2022 |
Ông Đinh Lâm Sáng - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn, cho hay: Việc tổ chức sự kiện xúc tiến tiêu thụ bí xanh thơm gắn với hoạt động trải nghiệm sinh thái được kỳ vọng sẽ giúp quảng bá, giới thiệu, kết nối và đẩy mạnh loại đặc sản này và các sản phẩm nông sản đặc trưng, có thế mạnh khác. Đồng thời dần hình thành các liên kết bền vững giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với nhà phân phối trong phát triển sản xuất, mở rộng thị trường theo chuỗi giá trị.
Theo bà Đỗ Thị Minh Hoa - Phó Chủ tịch UBND Bắc Kạn, là địa phương có địa hình núi cao và bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi vòng cung, như vòng cung Tây Bắc - Đông Nam, vòng cung Ngân Sơn, vòng cung Sông Cầm từ đó đã tạo ra những tiểu vùng khí hậu đặc thù.
Cùng đó, với đất canh tác có tầng đất dày, nguồn nước và không khí trong lành, Bắc Kạn có nhiều yếu tố thuận lợi để hình thành nền sản xuất nông nghiệp sạch, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp mang nét đặc trưng riêng. Cũng là điều kiện thuận lợi để hướng đến phát triển ngành nông nghiệp gắn với du lịch trải nghiệm cảnh quan vùng sinh thái và các đặc trưng văn hóa trong đời sống, sản xuất của đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Kạn.
Với mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tỉnh Bắc Kạn tập trung phát triển nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất nông - lâm nghiệp, từng bước phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa, phát triển mạnh công nghiệp chế biến; phát triển nông, lâm nghiệp gắn với hoạt động du lịch; phát triển các sản phẩm đặc sản bản địa, sản phẩm chủ lực, OCOP, sản phẩm hữu cơ.
(CHG) Hội thi sân khấu hoá "Tìm hiểu lịch sử ngành Than Việt Nam và truyền thống văn hoá thợ mỏ, truyền thống Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 30 năm xây dựng và phát triển" tiếp thêm niềm tự hào cho tuổi trẻ TKV vững bước tương lai
Xem chi tiết(CHG) Nuôi trồng thủy hải sản là một trong những ngành sản xuất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế và cung cấp nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, ngành này cũng đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có bệnh tật gây hại cho tôm, cá và các loại hải sản khác. Để kiểm soát bệnh tật, nhiều nông dân đã sử dụng thuốc kháng bệnh. Tuy nhiên, thị trường hiện nay đang tràn ngập các loại thuốc kháng bệnh kém chất lượng, gây thiệt hại không nhỏ cho người nông dân và ảnh hưởng đến môi trường.
Xem chi tiết(CHG) Với chủ đề: “Khởi nghiệp xanh– Xu hướng phát triển bền vững”, “Ngày hội Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau” (CamaUP’24) hứa hẹn là diễn đàn, sân chơi bổ ích, thú vị,…
Xem chi tiết(CHG) Ngày nay, thương mại điện tử đã trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và Internet đã mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp theo xu hướng truyền thống.
Xem chi tiếtLTS: Trong nền kinh tế nông nghiệp hiện nay, nông dân là những người gắn bó chặt chẽ với đồng ruộng, với đàn gia súc. Họ không chỉ là người sản xuất mà còn là những người nuôi dưỡng, chăm sóc cho sự sống của hàng triệu sinh vật. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn mà họ đang phải đối mặt là chất lượng thức ăn chăn nuôi. Việc sử dụng phải thức ăn giả súc kém chất lượng đang dần trở thành nỗi lo lắng thường trực, ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe vật nuôi mà còn đến cuộc sống của chính người nông dân. Bài viết không đưa cụ thể về bất kỳ đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc nào liên quan đến vấn đề kém chất lượng. Mục đích của bài viết nhằm gióng lên tiếng chuông cảnh báo tới những đơn vị sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm có biểu hiện của sự gian dối nhằm trục lợi bất chính. Đồng thời thay lời muốn nói từ những nỗi niềm của người nông dân. Hiện nay, trên thị trường, thức ăn chăn nuôi giả súc kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều. Những sản phẩm này thường được sản xuất với nguyên liệu không đảm bảo, không đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của gia súc. Việc sử dụng những loại thức ăn này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của vật nuôi mà còn dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng đối với sản phẩm nông nghiệp.
Xem chi tiết