Bộ sách ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ VIỆT NAM


(CHG) Đất nước Việt Nam đang trong thời kì hội nhập sâu rộng với thế giới. Để hoà nhập nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá truyền thống thì đòi hỏi mỗi người Việt Nam phải có sự hiểu biết đầy đủ hơn, mới mẻ hơn về toàn bộ lịch sử dân tộc theo tinh thần “ôn cố tri tân”, lấy "xưa" phục vụ "nay". Trước yêu cầu chính đáng đó, NXB Giáo dục Việt Nam đã tổ chức biên soạn bộ sách Đại cương lịch sử Việt Nam gồm ba tập. Đây là  bộ sách viết lịch sử dân tộc Việt Nam theo tinh thần mới trên cơ sở tiếp nhận chọn lọc những thành tựu nghiên cứu mới về lịch sử và văn hoá dân tộc. Ở mỗi giai đoạn, sách đều có những nhận định đánh giá khái quát để độc giả có được cái nhìn tổng thể.  Các tác giả đều là những nhà nghiên cứu, giảng dạy lịch sử có uy tín trong và ngoài nước. 
Đại cương lịch sử Việt Nam, tập I: Từ thời kì nguyên thuỷ đến năm 1858
Đây là thời kì người Việt cổ xuất hiện cách đây hàng chục vạn năm qua các phát hiện khảo cổ học về răng người cổ ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), những công cụ thô sơ bằng đá  của người nguyên thủy ở núi Đọ, núi Nuông (Thanh Hóa). Trải qua quá trình lao động sản xuất đã hình thành nên các cộng đồng dân cư với nhiều nền văn hoá tiêu biểu như: Hoà Bình, Bắc Sơn (thời đại đồ đá), Đồng Đậu, Gò Mun (thời đại đồ đồng),  Sa Huỳnh, Đông Sơn (thời đại đồ sắt),…. và kết quả là nhà nước Văn Lang – Âu Lạc ra đời, đánh dấu một bước chuyển biến cơ bản trong lịch sử xã hội Việt Nam - Thời đại dựng nước. Và từ đây, dân tộc ta luôn phải đấu tranh chống lại sự xâm lược, đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân ta liên tục vùng lên đấu tranh vũ trang giành lại độc lập. Sự đấu tranh còn diễn ra liên tục trên mặt trận văn hoá tư tưởng để bảo tồn và phát triển những tinh hoa giá trị của nền văn hoá cổ truyền. Các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí, Phùng Hưng... thời Bắc thuộc đã tiếp thêm sức mạnh để nhân dân ta tiếp tục đấu tranh thắng lợi và mở ra thời kì xây dựng và bảo vệ quốc gia, độc lập thống nhất.  Và đó cũng là thời kì nhà nước phong kiến dân tộc hình thành, phát triển và suy tàn trong gần 10 thế kỉ từ thời  Khúc, Ngô, Đinh -Tiền Lê cho đến Lý, Trần, Hậu Lê.   
Từ thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy sụp, đời sống nhân dân cực khổ dẫn đến sự tranh chấp của các thế lực phong kiến đưa đến sự phân chia đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài. Điều này càng làm cho xã hội bất ổn,  các cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn xảy ra liên miên, các phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra khắp nơi khiến đất nước bị suy yếu. Và đó là cơ hội để thực dân Pháp thực hiện việc xâm lược nước ta năm 1858.        
Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II : Từ năm 1858 đến năm 1945.
Thực dân Pháp đã chọn Đà Nẵng làm mục tiêu đầu tiên để xâm lược nước ta vào năm 1958. Nhân dân ta với truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường đã tổ chức đánh Pháp ngay từ những ngày đầu chúng xâm lược nhưng các cuộc khởi nghĩa theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo (phong trào Cần Vương, Yên Thế) đều thất bại. Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản như Đông Du (Phan Bội Châu đề xướng), Duy Tân (Phan Chu Trinh phát động), Khởi nghĩa Yên Bái (Nguyễn Thái Học lãnh đạo)…  tuy cũng gây được tiếng vang nhưng đều không thành công. Đất nước vẫn chìm trong đêm tối.
Trong bối cảnh ấy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc xuất hiện đem lại con đường giải phóng dân tộc. Trong quá trình hoạt động cách mạng ở nước ngoài,  Nguyễn Ái Quốc đã nhận ra được bản chất của chế độ thực dân và đã tìm ra được con đường giải phóng dân tộc dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Được sự uỷ  nhiệm của Quốc tế Cộng sản,  Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức và chủ trì hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng (Trung Quốc) năm 1930. Hội nghị đã quyết định hợp nhất 3 tổ chức Đảng (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự ra đời của Đảng là khâu chuẩn bị quan trọng đầu tiên cho một thời kì vùng dậy oanh liệt nhất và là bước nhảy vọt vĩ đại nhất của lịch sử dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân ngày càng sôi nổi, tiêu biểu là phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là  Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930-1931), phong trào dân chủ 1936-1939. Các phong trào này  được đánh giá là các cuộc diễn tập cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Giai đoạn 1939-1945, sự trỗi dậy của các thế lực phát xít quốc tế đã gây nên chiến tranh thế giới thứ 2. Trước sức ép của quân Nhật, thực dân Pháp  phải chấp nhận các yêu sách của Nhật và cùng dựa vào Nhật để đàn áp cách mạng Đông Dương.  Nhân dân ta phải chịu sự áp bức của Pháp và Nhật. Trước tình hình đó, tháng 1- 1941, Nguyễn Ái Quốc quyết định trở về nước để lãnh đạo phong trào cách mạng. Dưới ngọn cờ Việt Minh, công cuộc chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền được xúc tiến gấp rút.  Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng đã phát động nhân dân thực hiện cuộc Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc, chỉ trong 2 tuần lễ, nhân dân đã giành hoàn toàn thắng lợi và ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, tự do.
Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III: Từ năm 1945 đến năm 2006
Ngay sau khi giành được chính quyền, đất nước ta lại phải đương đầu tình thế  ngàn cân treo sợi tóc”,  20 vạn quân Tưởng ở miền Bắc luôn có ý đồ đánh đổ chính quyền để lập một chính quyền tay sai cho chúng. Ở miền Nam, được quân Anh giúp đỡ, quân Pháp đã quay lại xâm lược nước ta, các lực lượng phản cách mạng trong nước cũng liên kết với nhau chống phá cách mạng quyết liệt. Nền kinh tế đất nước kiệt quệ do chính sách vơ vét bóc lột của Pháp – Nhật. Trước tình cảnh đó, Đảng Cộng sản Đông Dương dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các phong trào diệt giặc đói và giặc dốt được đẩy mạnh, hệ thống chính quyền nhân dân và pháp luật được xây dựng, khối đoàn kết dân tộc mở rộng,… Để bảo vệ độc lập tự do, toàn dân ta bước vào cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp sau Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19-12-1946. Quân đội ta đã phát triển chiến tranh du kích thành chiến tranh chính quy và dần chiếm thế chủ động. Và kết quả là chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu đã kết thúc 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta.
Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết năm 1954, quân Pháp rút lui, nhân dân miền Bắc bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Ở miền Nam đế quốc Mĩ thay thế Pháp bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, ra sức đàn khủng bố phong trào cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân miền Nam  đã kết hợp các hình thức đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao để tạo ra nhiều thắng lợi, nhân dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965), Chiến tranh cục bộ (165-1968), Việt Nam hoá chiến tranh (1969-1973) của đế quốc Mĩ buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari ngày 27-1-1973, tạo đà để quân và dân ta tạo nên chiến thắng lịch sử  năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau đại thắng mùa xuân 1975, Việt Nam xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã thực hiện công cuộc đổi mới tạo đà để đất nước ngày càng phát triển.
Bộ sách Đại cương lịch sử Việt Nam với khối lượng kiến thức lịch sử chuyên sâu sẽ giúp bạn đọc có được cái nhìn xuyên suốt, đầy đủ, trọn vẹn về lịch sử dân tộc Việt Nam, về con người Việt Nam, về văn hoá Việt Nam. Nhưng không chỉ dừng ở đó, các tác giả còn muốn bạn đọc thông qua bộ sách này hiểu thêm về những nét đẹp của đạo đức, đạo lí làm người Việt Nam, vì chính đó là cái gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa và cả ở ngày nay và mai sau.
Còn lại: 1000 ký tự
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội long trọng kỷ niệm 29 năm thành lập

(CHG) Ngày 15/5, Lễ kỷ niệm 29 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội đã được tổ chức long trọng tại Trụ sở Tập đoàn Geleximco (Đống Đa, Hà Nội).

Xem chi tiết
Hải Hà: Khởi sắc sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

(CHG) Từ đầu năm đến nay, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng 29,4%, góp phần vào mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện công nghiệp - dịch vụ.

Xem chi tiết
Hội tụ về Quảng Ninh, lan tỏa từ Quảng Ninh

​(CHG) “Quảng Ninh hội tụ và lan toả” đã trở thành chỉ dẫn để sau hơn 1 thập kỷ Quảng Ninh vươn lên, đã và đang trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.

Xem chi tiết
Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

(CHG) Ngày 7/5, thừa uỷ quyền của UBND tỉnh, UBND huyện Cô Tô đã tổ chức trao thưởng đột xuất Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 01 ngư dân có hành động dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.

Xem chi tiết
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
2
2
2
3