Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tiếp cận nguồn tài chính xanh


(CHG) Việt Nam đang quyết liệt và đẩy nhanh thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, không chỉ bao gồm giải pháp khôi phục kinh tế ngắn hạn mà cả dài hạn nhằm tạo lập các động lực tăng trưởng bền vững, nhất là tăng trưởng xanh. Vì vậy, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự hợp tác, ủng hộ của các đối tác, thúc đẩy động lực tăng trưởng xanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam.

 

Ngày 18/2, Bộ Ngoại giao phối hợp với Ngân hàng Standard Chartered tổ chức tọa đàm “Triển vọng kinh tế năm 2022 và Chính sách tài chính xanh”, nhằm trao đổi, thảo luận về tương lai kinh tế toàn cầu và Việt Nam năm 2022 và vấn đề tài chính xanh.

Đẩy mạnh hợp tác, tiếp cận nguồn tài chính xanh

Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh vào cuối quý I/2022

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển hết sức quan trọng với kỳ vọng sự phục hồi, phát triển trong năm 2022 và 2023 sẽ tạo sức bật mạnh mẽ cho cả giai đoạn 2021-2025, hướng đến các mục tiêu phát triển vào năm 2030 và 2045. Cơ hội và thách thức đan xen, song, cơ hội là nổi trội.

Việt Nam đã cơ bản thích ứng an toàn với dịch bệnh, tỷ lệ bao phủ vaccine rất cao, thuộc nhóm 6 nước hàng đầu thế giới. Nền kinh tế đã có dấu hiệu khởi sắc mạnh mẽ trên cơ sở các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tạo tiền đề để bứt phá trong năm 2022. Việt Nam cũng đã bắt nhịp nhanh và kịp thời vào dòng chảy của các xu hướng mới như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, nhằm tranh thủ cơ hội “trăm năm có một” để tạo đột phá mới cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Với mạng lưới đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, 16 hiệp định thương mại tự do với hơn 60 đối tác, Việt Nam có cơ hội để đẩy mạnh hợp tác, thu hút các nguồn lực bên ngoài, kết hợp với các nguồn lực trong nước phục vụ phục hồi và phát triển.

Tuy vậy, Thứ trưởng Tô Anh Dũng cho rằng, thách thức đặt ra cũng rất lớn, như những rủi ro của kinh tế thế giới, hay có thể phát sinh đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quá trình thực hiện các chương trình, chính sách phục hồi kinh tế như nợ xấu, lạm phát, sự quản trị, thay đổi để thích ứng không theo kịp tình hình...

Trong bối cảnh đó, Chính phủ đang quyết liệt và đẩy nhanh thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Chương trình không chỉ bao gồm những giải pháp khôi phục kinh tế ngắn hạn mà tập trung vào nhiều giải pháp dài hạn nhằm tạo lập các động lực tăng trưởng bền vững, nhất là tăng trưởng xanh.

Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải vào năm 2050 trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, đồng thời ban hành Chiến lược về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.

Chia sẻ đánh giá về triển vọng kinh tế Việt Nam, ông Tim Leelahaphan - Chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam (Ngân hàng Standard Chartered) - nhận định, chúng tôi có đánh giá rất tích cực với triển vọng tăng trưởng trong trung và dài hạn của nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phục hồi và sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022, bắt đầu từ cuối quý I/2022. Triển vọng trung hạn của Việt Nam duy trì tích cực.

"Trong một cuộc khảo sát do Standard Chartered thực hiện gần đây, các khách hàng đều cho rằng Việt Nam có rất nhiều tiềm năng tăng trưởng và thu hút đầu tư. Có tới 60% câu trả lời của người tham gia trả lời đều tin tưởng rằng, Việt Nam vẫn là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Có thể có những gián đoạn trong cung ứng hậu cần trong ngắn hạn nhưng sau Covid, vai trò của Việt Nam sẽ sớm được khẳng định"- ông Tim Leelahaphan chia sẻ.

Theo vị chuyên gia kinh tế này, chi phí lương gia tăng ở Trung Quốc và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp di dời hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc hoặc sử dụng chiến lược “Trung Quốc + 1”. Quá trình này sẽ còn tiếp diễn trong trung hạn và Việt Nam có thể sẽ tiếp tục là một điểm đến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Hoạt động đầu tư vào Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi trong năm nay sau một thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Tuy nhiên, ông Tim Leelahaphan lưu ý Việt Nam quan tâm đến vấn đề lạm phát, nhất là nửa sau năm 2022. Giá lương thực, giá dịch vụ hậu cần sẽ là quan ngại cho cả năm 2023. Mức lạm phát 5% hoặc sẽ cao hơn so với mục tiêu đề ra.

Cơ hội tiếp cận, huy động nguồn tài chính xanh

Tại sự kiện, các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Standard Chartered đã thảo luận về chủ đề "Tài chính xanh và kiến nghị chính sách đối với Việt Nam". Theo đó, các tổ chức và nhiều đối tác quốc tế khẳng định, tài chính xanh là xu thế sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới. Trong đó, nguồn vốn được huy động từ cả khu vực nhà nước, tư nhân và các định chế tài chính và các tổ chức phi lợi nhuận nhằm thực hiện các mục tiêu và ưu tiên về phát triển bền vững. Các dự án có thể huy động hỗ trợ từ chính sách tài chính xanh, tập trung vào những lĩnh vực như năng lượng tái tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, xử lý ô nhiễm, bảo đảm đa dạng sinh học, phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên đất.

Theo các chuyên gia, Việt Nam còn rất nhiều dư địa để tiếp cận nguồn tài chính xanh, đồng thời đưa ra các cách thức, giải pháp cụ thể để Việt Nam có thể tiếp cận và huy động các nguồn lực tài chính xanh nhằm giúp Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Nhiều đối tác và các doanh nghiệp đánh giá cao chủ trương, chính sách của Việt Nam về tăng trưởng xanh và giảm phát thải, khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam triển khai hiệu quả các chính sách tài chính xanh trong thời gian tới.

Bà Nguyễn Thị Diệu Trinh- Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - gợi ý để Việt Nam có thể tiếp cận các nguồn tài chính xanh. Theo đó, cần thúc đẩy hợp tác “ngân hàng xanh” với các định chế tài chính lớn và các ngân hàng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cần “mềm hóa” quy trình thủ tục để hai bên gặp được nhau giữa cung và cầu trong lĩnh vực này. Đồng thời, đa dạng hóa các sản phẩm tài chính xanh để các đối tượng yếu thế có thể tiếp cận được, chứ không phải chỉ là các dự án tỷ đô.

Ông Ben Hung- Tổng giám đốc khu vực châu Á của Standard Chartered - cho biết, để xây dựng một tương lai bền vững và hành trình tiến tới mức phát thải carbon bằng 0 yêu cầu sự nỗ lực và hành động của tất cả chúng ta. Việt Nam là một thị trường quan trọng trong mạng lưới hoạt động của Standard Chartered tại châu Á. Standard Chartered cam kết đầu tư vào Việt Nam để hỗ trợ quá trình phát triển bền vững và tạo dựng sự thịnh vượng.

“Standard Chartered sẽ tiếp tục đóng vai trò kết nối Việt Nam với thế giới, đồng thời cung cấp tài chính cho những khu vực có thể tạo ra những tác động tích cực. Chúng tôi tin rằng, việc Chính phủ chú trọng vào phát triển nền kinh tế theo hướng xanh và bền vững sẽ giúp tăng cường niềm tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư, thúc đẩy họ đầu tư nhiều hơn nữa vào quá trình phát triển bền vững tại Việt Nam trong dài hạn” – ông Ben Hung khẳng định.

Trước đó, vào tháng 11/2021, tại Hội nghị “Đối thoại tại COP26 với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam: Kiến tạo tương lai thịnh vượng và bền vững thông qua đầu tư tư nhân” tại Glasgow, Vương quốc Anh, bền lề của Hội nghị COP26, Standard Chartered đã trao các biên bản ghi nhớ với tổng giá trị 8,5 tỷ USD cho 3 doanh nghiệp Việt Nam nhằm hỗ trợ các dự án phát triển bền vững.

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
Tuyển sinh, đào tạo tại Trường Cao đẳng – Kỹ thuật Vĩnh Phúc: Bám sát yêu cầu của doanh ngiệp và nhu cầu xã hội

(CHG) Quá trình tuyển sinh, đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc luôn tìm hiểu, bám sát nhu cầu thị trường lao động và việc làm, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Qua đó, học viên sớm làm quen với môi trường làm việc thực tế, phát triển toàn diện kỹ năng nghề, doanh nghiệp không phải đào tạo lại, nhà trường cũng ngày càng hoàn thiện chương trình đào tạo...

Xem chi tiết
Cục QLTT Đắk Lắk phối hợp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả

​Nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai cơ quan Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột, sau nhiều lần góp ý, trao đổi thống nhất giữa hai bên, ngày 13 tháng 4 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất

Xác định được tầm quan trọng của khoa học công nghệ (KHCN), thời gian qua, các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh đã chủ động ứng dụng phần mềm, công nghệ, kỹ thuật vào hoạt động, qua đó tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển bền vững.

Xem chi tiết
2
2
2
3