Điểm tên 3 thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam tại ASEAN năm 2023


Trong khối ASEAN, 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2023 lần lượt là Thái Lan, Philippines và Indonesia.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam xuất khẩu sang khối ASEAN năm 2023 đạt 32,5 tỷ USD, nhập khẩu từ ASEAN đạt 40,8 tỷ USD.

Như vậy, năm 2023 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN đạt 73,4 tỷ USD. Việt Nam nhập siêu 8,3 tỷ USD hàng hóa từ khối thị trường này.

Điểm tên 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại ASEAN năm 2023
Điểm tên 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại ASEAN năm 2023

Về xuất khẩu, so với năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang ASEAN giảm 4,5%. Mức giảm diễn ra ở thị trường Thái Lan – thị trường xuất khẩu lớn nhất trong khối với -4,2%, còn đạt 7,1 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Malaysia cũng giảm 12,6%, còn đạt 4,86 tỷ USD; Campuchia giảm 15,9%, còn 4,88 tỷ USD; Lào và Myanmar giảm lần lượt 18,7% và 17,6%, đạt 533 triệu USD và 438 triệu USD. Hàng hóa xuất khẩu sang Brunei năm 2023 đạt 52 triệu USD, giảm tới 43% so với năm trước.

Ngược lại, hàng hóa xuất khẩu sang Indonesia lại tăng thêm 11,9% về trị giá, lên mức 5,07 tỷ USD; sang Singapore tăng 1,5%, đạt 4,38 tỷ USD; Philippines tăng 0,9%, đạt 5,1 tỷ USD.

Trong khối ASEAN, 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất lần lượt là Thái Lan, Philippines và Indonesia với tổng kim ngạch 17,4 tỷ USD, chiếm 53% tổng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang khối này năm 2023.

Trong giai đoạn 2013 – 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang ASEAN ghi nhận tăng trưởng liên tục từ năm 2016 đến năm 2019, từ 17,4 tỷ USD lên 25,2 tỷ USD và bắt đầu chững lại trong năm 2020 khi giảm xuống còn 23,1 tỷ USD.

Đến năm 2021, tổng kim ngạch đã tăng trưởng trở lại với 28,8 tỷ USD và đạt mức cao nhất thập kỷ với 34,1 tỷ USD vào năm 2022 trước khi sụt giảm vào năm 2023.

Về nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN năm 2023 ghi nhận giảm 13,4% so với năm trước. Trong đó, ngoại trừ tăng trưởng 4,7% từ Lào (với trị giá 1,09 tỷ USD) thì các thị trường còn lại đều giảm.

Brunei là thị trường có sự sụt giảm lớn nhất -72%, còn đạt 175 triệu USD. Kế đến là Myanamar với -32,2%, còn 250 triệu USD; Campuchia với -23%, đạt 3,68 tỷ USD; Malaysia với -14,4%, đạt 7,8 tỷ USD; Thái Lan giảm 16,2%, đạt 11,7 tỷ USD.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Indonesia năm 2023 cũng giảm 9,3% so với năm trước, còn đạt 8,7 tỷ USD. Nhập khẩu hàng hóa từ Philippines và Singapore giảm lần lượt 2,2% và 2,6%, còn đạt 2,65 tỷ USD và 4,7 tỷ USD.

Ba thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất năm 2023 lần lượt là Thái Lan, Indonesia và Malaysia với tổng kim ngạch 28,3 tỷ USD, tương ứng chiếm 69% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN.

Trong giai đoạn 2013 – 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN của Việt Nam tăng trưởng liên tục từ năm 2013 đến năm 2019, với từ 21,3 tỷ USD lên 32,2 tỷ USD.

Sang năm 2020, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ khối này ghi nhận sụt giảm khi chỉ còn đạt 30,4 tỷ USD; đến năm 2021 tăng lên mức 41,1 tỷ USD và đạt kỷ lục với 47,2 tỷ USD vào năm 2022 trước khi giảm xuống mức 32,5 tỷ USD trong năm 2023.

Nguồn: Công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
Tuyển sinh, đào tạo tại Trường Cao đẳng – Kỹ thuật Vĩnh Phúc: Bám sát yêu cầu của doanh ngiệp và nhu cầu xã hội

(CHG) Quá trình tuyển sinh, đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc luôn tìm hiểu, bám sát nhu cầu thị trường lao động và việc làm, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Qua đó, học viên sớm làm quen với môi trường làm việc thực tế, phát triển toàn diện kỹ năng nghề, doanh nghiệp không phải đào tạo lại, nhà trường cũng ngày càng hoàn thiện chương trình đào tạo...

Xem chi tiết
Cục QLTT Đắk Lắk phối hợp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả

​Nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai cơ quan Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột, sau nhiều lần góp ý, trao đổi thống nhất giữa hai bên, ngày 13 tháng 4 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất

Xác định được tầm quan trọng của khoa học công nghệ (KHCN), thời gian qua, các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh đã chủ động ứng dụng phần mềm, công nghệ, kỹ thuật vào hoạt động, qua đó tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển bền vững.

Xem chi tiết
2
2
2
3