Trong phát biểu kết luận tại hội nghị, trước đại diện các bộ, ngành, tập đoàn và doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đặt lên bàn hội nghị không ít câu hỏi.
“Vì sao các doanh nghiệp nhà nước chưa thể hiện được vai trò nổi bật trong việc dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, hướng dẫn, thu hút, thúc đẩy các thành phần khác phát triển? Tại sao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nhà nước còn thấp so với nguồn lực đang nắm giữ? Nguyên nhân là gì? Vai trò quản lý Nhà nước của các cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước đã tốt chưa, vướng mắc những gì?”- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nói.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh thêm là trong 5 năm qua, chưa có công trình lớn do doanh nghiệp nhà nước đầu tư. Các doanh nghiệp nhà nước chưa vận dụng tốt cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chưa đạt nhiều kết quả trong đổi mới sáng tạo.
Những câu hỏi ấy cũng có thể xem như những trăn trở của Thủ tướng để làm sao doanh nghiệp nhà nước thực sự gánh vác được sứ mệnh trong phát triển và bảo vệ đất nước như đã được xác định và nhấn mạnh trong các Nghị quyết của Trung ương.
Những câu hỏi ấy, những trăn trở ấy của Thủ tướng cũng là sự đúc kết từ 4 bài học kinh nghiệm của quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước thời gian qua.
Bài học đầu tiên là vai trò, vị trí và sứ mệnh của doanh nghiệp nhà nước là hết sức quan trọng và đầy thách thức, nhưng quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp nhà nước nói chung và người lao động trong doanh nghiệp nhà nước nói riêng chưa tương xứng.
Bài học thứ hai là phải huy động và tập trung được nguồn lực tại doanh nghiệp nhà nước cho đầu tư phát triển, nhất là đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển và nắm bắt công nghệ cốt lõi, phát triển các ngành, nghề và sản phẩm mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Thực tế cho thấy, doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ, quản lý và sử dụng nguồn lực lớn của đất nước; nhưng lại chưa huy động và tập trung được nguồn lực đó cho những dự án đầu tư chiến lược, những mục tiêu ưu tiên phát triển của doanh nghiệp nhà nước nói riêng và của đất nước nói chung.
Bài học thứ ba, trong quản lý nhà nước phải coi doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế; hoạt động theo nguyên tắc thị trường.
Bài học thứ tư và có phần nhiều là bài học quan trọng nhất là phải lựa chọn, bổ nhiệm đội ngũ quản lý có trình độ, kinh nghiệm quản lý đẳng cấp khu vực và toàn cầu; đồng thời, có chế độ tiền lương và lợi ích khác tương ứng với năng lực và kết quả quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có thể chế tạo điều kiện thuận lợi để họ làm việc, phát huy hết kiến thức, kinh nghiệm và tài năng cho phát triển doanh nghiệp nhà nước.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện cả nước còn 94 doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn gồm 9 tập đoàn kinh tế; 67 tổng công ty nhà nước, 18 công ty hoạt động theo mô hình nhóm công ty mẹ-công ty con.
Chỉ riêng các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đang nắm giữ, mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nền kinh tế (khoảng 0,08% số doanh nghiệp hoạt động tại thời điểm 31/12/2020) nhưng lại nắm giữ nguồn lực lớn của nền kinh tế (khoảng 7% tổng tài sản và 10% vốn chủ sở hữu của toàn bộ doanh nghiệp trên thị trường, chiếm khoảng 25,78% tổng vốn sản xuất, kinh doanh và 23,4% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất, kinh doanh).
Vấn đề là để những nguồn lực ấy tạo ra được động lực to lớn cho phát triển, rất cần đến những quyết sách quan trọng, căn cơ để có thể "cởi trói", tạo động lực mạnh mẽ, khơi thông nguồn lực để doanh nghiệp nhà nước có thể đóng góp nhiều hơn nữa đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Doanh nghiệp nhà nước cần vận dụng tốt cách mạng công nghiệp 4.0 (ảnh minh hoạ) |
Một tinh thần rất quan trọng được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại hội nghi là quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp có sự tách bạch, nhưng cũng có mặt hòa quyện. Tách bạch là Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước còn doanh nghiệp làm nhiệm vụ phát triển sản xuất, kinh doanh. Hòa quyện là Nhà nước tạo không gian, hệ sinh thái phù hợp để khuyến khích, tạo động lực cho doanh nghiệp.
Triết lý quản lý ở đây như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh là Nhà nước phải tạo hệ sinh thái phát triển doanh nghiệp từ việc đổi mới tư duy giữa quản lý chặt chẽ với phát triển hài hòa, hợp lý, thông qua cơ chế, chính sách, sự quan tâm, chia sẻ, trân trọng, cương quyết và nhất quán.
Theo Thủ tướng, mục tiêu doanh nghiệp nhà nước phấn đấu đóng góp 35% ngân sách Nhà nước trong nhiệm kỳ này; đồng thời nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ, người lao động năm sau cao hơn năm trước.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để đạt được những mục tiêu và xa hơn là những kỳ vọng được đặt ra, vấn đề quan trọng là cần thay đổi nhận thức, quan điểm về cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư nhà nước tại doanh nghiệp.
Ở đây mục tiêu của cổ phần hóa, thoái vốn không phải là rút vốn nhà nước ra khỏi doanh nghiệp nhà nước hay thu hẹp phạm vi, quy mô của khu vực này mà phải là hình thức tái cơ cấu lại danh mục đầu tư, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và giá trị đầu tư của nhà nước tại doanh nghiệp nói chung và của từng doanh nghiệp nhà nước nói riêng.
Do đó, trong giai đoạn tới, cần nghiên cứu, xem xét xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích và công cụ quản lý riêng đối với doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, có vai trò quan trọng trong các ngành, lĩnh vực trụ cột của nền kinh tế; tách biệt khỏi thể chế, chính sách áp dụng cho các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ công ích, doanh nghiệp nhà nước quy mô nhỏ tại các địa phương.
Đối với các doanh nghiệp này, cần phải xây dựng và xác định rõ định hướng, giao cho họ các sứ mệnh, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể tương xứng với nguồn lực, vị trí và vai trò trong phát triển các ngành lĩnh vực có liên quan của nền kinh tế.
Đặc biệt không áp đặt mệnh lệnh hành chính đối với cổ phần hóa, thoái vốn; thay vào đó, thực hiện theo nguyên tắc và tín hiệu thị trường, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả để cơ cấu lại và huy động thêm vốn phục vụ phát triển doanh nghiệp nhà nước có liên quan.
Khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới sử dụng năng lượng sạch, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, bao trùm và nhân văn theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26.
Đổi mới cơ chế, chính sách để doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường,chủ động và vận hành linh hoạt như các doanh nghiệp tư nhân, theo đó thực hiện tách chức năng đại diện chủ sở hữu với chức năng quản lý doanh nghiệp.
Ở đây Nhà nước quản lý theo mục tiêu (giao mục tiêu cho doanh nghiệp); doanh nghiệp nhà nước được chủ động, tự quyết trong điều hành sản xuất kinh doanh, nắm bắt các cơ hội của thị trường, giảm bớt việc can thiệp trực tiếp của cơ quan đại diện chủ sở hữu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước như hiện nay.
Được biết ngay sau hội nghị này, Chính phủ sẽ có một Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế-xã hội. Đây chính là sự thể hiện những kỳ vọng to lớn vào sự mệnh phát triển và bảo vệ Tổ quốc được đặt trên hai vai doanh nghiệp nhà nước. Đó cũng chính là những đòi hỏi, mệnh lệnh từ cuộc sống và cũng vì sự phồn vinh và hùng cường của đất nước.
Nguồn: Báo Công Thương
(CHG) Ngày 14/11/2024, Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho hơn 25 chủng loại sản phẩm nông sản của hơn 50 tổ chức, doanh nghiệp.
Xem chi tiết(CHG) UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”.
Xem chi tiết(CHG)Năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ tổng số 185 tổ chức, cá nhân và đã tiến hành kiểm tra theo kế hoạch 185 tổ chức, cá nhân, đạt 100% kế hoạch, qua đó phát hiện 4 tổ chức, cá nhân vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 5 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG)Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 đã được ban hành theo Quyết định số 119/QĐ-QLTTGL ngày 26/12/2023 của Cục QLTT tỉnh Gia Lai. Các Phòng, Đội QLTT trực thuộc đã bám sát kế hoạch được phê duyệt, tiến hành kiểm tra theo danh sách được phân công. Đến nay lực lượng QLTT hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) Diễn ra trong 9 ngày (từ 09/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Xem chi tiết