Doanh nghiệp sản xuất thiệt hại lớn vì nạn phân bón giả


(CHG) Theo đánh giá của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, chỉ tính riêng ngành nông nghiệp mỗi năm thiệt hại 2,5 tỷ USD vì nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Chẳng những thế, 3 tháng đầu năm 2023 giá phân bón giảm mạnh, người nông dân hưởng lợi, trong khi doanh nghiệp sản xuất lại đang đối mặt khó khăn.

Lực lượng chức năng liên tục phát hiện phân bón giả, không đảm bảo chất lượng.

Phân bón kém chất lượng liên tục bị xử phạt
Sở dĩ phân bón giả, phân bón kém chất lượng tràn lan trên thị trường bởi giá thành rẻ, cùng mức chiết khấu cao cho các đại lý bán hàng. Do đó, không ít đại lý sẵn sàng tiếp tay cho các đối tượng sản xuất phân bón giả. 

Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là những vật tư không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Để phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo chất lượng, lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong lĩnh vực này. Trong đó, tập trung cho công tác lấy mẫu phân bón tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sau kiểm tra, phân tích, nếu vi phạm sẽ được xử lý nghiêm góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh chân chính.
Thời gian qua, ngay tại những tỉnh có các doanh nghiệp sản xuất phân bón lại thường xuyên xảy ra việc cơ sở vi phạm pháp luật về lĩnh vực này. Cụ thể như kinh doanh phân bón giả, không đảm bảo chất lượng, vi phạm nhãn hàng hóa theo quy định, không có giấy chứng nhận, không niêm yết giá... 
Tại tỉnh Tiền Giang, thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2023, Đội Quản lý thị trường số 6 (ngày 15/02) đã chủ trì Đoàn kiểm tra liên ngành 389 tỉnh Tiền Giang, kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh phân bón trên địa bàn huyện Chợ Gạo. Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở kinh doanh phân bón có nhãn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa, các thông tin trên nhãn không đúng bản chất, sự thật về hàng hóa.
Đội Quản lý thị trường số 6 đã lấy 02 mẫu phân bón gửi kiểm nghiệm chất lượng. Kết quả, cả 02 mẫu đều không đạt, trong đó 01 mẫu là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và 01 mẫu có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Ước tính tổng giá trị hàng hóa vi phạm gần 65 triệu đồng.
Đội Quản lý thị trường số 6 đã lập biên bản vi phạm hành chính, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang trình cấp có thẩm quyền xử phạt.
Trước đó, vào ngày 08/02, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã kiểm tra đột xuất một hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn TP. Mỹ Tho. Lực lượng chức năng phát hiện cơ sở đang kinh doanh phân bón hỗn hợp với tổng trọng lượng khoảng 1 tấn nhưng không niêm yết giá.
Đội Quản lý thị trường số 1 đã lấy 2 mẫu phân bón gửi kiểm nghiệm chất lượng. Kết quả, có 1 mẫu phân bón không đảm bảo chất lượng với chỉ tiêu Nts chỉ đạt 87% so với mức tối thiểu quy định phải là 90%. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm gần 20 triệu đồng. 
Liên quan đến hoạt động kinh doanh phân bón không đảm bảo chất lượng, ngày 23/03, Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã xử phạt một cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Phước số tiền 10 triệu đồng về 2 hành vi: Kinh doanh phân bón không có quyết định công nhận lưu hành tại Việt Nam, và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện theo quy định.
Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang, đơn vị sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, tập trung cho công tác lấy mẫu phân bón tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sau kiểm tra, phân tích, nếu vi phạm sẽ được xử lý nghiêm; trong trường hợp có dấu hiệu tội phạm sẽ kịp thời chuyển đến cơ quan tố tụng hình sự để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Mới đây, ngày 05/04, Thông tin từ Cục Quản lý thị trưởng tỉnh Hà Giang, đơn vị vừa xử phạt hành chính một hộ kinh doanh phân bón trên địa bàn TP. Hà Giang số tiền 8,5 triệu đồng, đình chỉ hoạt động buôn bán 6 tháng của hộ này vì kinh doanh buôn bán nhưng không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón. Lực lượng chức năng ghi nhận tại cơ sở kinh doanh đang bán lẻ các loại phân bón URÊ, Hà Bắc, phân bón Lâm Thao… Tuy nhiên, chủ cơ sở không xuất trình được Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.


Quản lý thị trường Tiền Giang liên tục phát hiện phân bón không đủ chất lượng.

Theo đại diện cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk, thời gian qua, đơn vị này đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhưng do lực lượng chuyên ngành còn thiếu, sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan không thường xuyên nên việc kiểm soát phân bón kém chất lượng trên thị trường gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, muốn xác định phân bón kém chất lượng thì việc lấy mẫu kiểm định rất quan trọng.
Ông Trương Văn Nhương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường tỉnh Đắk Lắk cho biết: "Chúng tôi phải phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn là đơn vị có chức năng lấy mẫu, chúng tôi không chủ động được. Thứ 2, đoàn kiểm tra liên ngành 389 hiện nay trình tự hành lang pháp lý cho đoàn hoạt động chưa có văn bản nào quy định, do vậy, rủi ro pháp lý rất cao".

Theo ông Nhương, công tác quản lý, kiểm soát thị trường phân bón gặp khó khăn, hạn chế còn do chế tài xử phạt các vi phạm về sản xuất, kinh doanh còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe, nên tình trạng tồn tại vi phạm còn nhiều. Hơn nữa, do thói quen mua hàng không lấy hóa đơn của người dân, nên khi phát hiện mua phải phân bón kém chất lượng, các cơ quan chức năng cũng không biết căn cứ vào đâu để xử lý. 

Giá phân bón giảm chạm đáy 2 năm trước
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, giá phân bón giảm nhanh là do chi phí khí đốt tự nhiên, nguyên liệu quan trọng để sản xuất phân bón và nhu cầu phân bón của nông dân cùng giảm. Đặc biệt, sau khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa trở lại và không còn hạn chế xuất khẩu 29 loại phân bón, nguồn cung phân bón trên thị trường thế giới không còn tình trạng khan hiếm cục bộ.
Ông Vũ Xuân Hồng,- Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao chia sẻ: Giá phân bón giảm xuống thấp giúp bà con nông dân giảm bớt khó khăn. Nhất là trong bối cảnh giá phân bón tăng cao hai năm gần đây.
Tuy nhiên, tình hình hiện tại cũng gây áp lực lớn lên các doanh nghiệp phân bón như Supe Lâm Thao, nhất là cho các hệ thống đại lý. Cũng theo ông Hồng, vì giá biến động theo từng tuần, từng ngày nên người nông dân có tâm lý vẫn chờ đợi giá xuống tiếp mới mua. Bên cạnh đó, có một số đại lý đã nhập hàng từ trước khi giá còn cao, nhưng giá xuống từng ngày và hàng tiêu thụ chậm nên tồn kho nhiều.
Ông Ngô Văn Đông - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cũng thông tin cho biết, hiện đang là thấp điểm của mùa vụ, cho nên tiêu thụ phân bón cũng chậm lại. Hơn nữa, tâm lý chung của người nông dân là vẫn chờ phân bón xuống thấp hơn mới mua về, nên hàng tiêu thụ chậm. Hiện giá phân bón đã giảm khoảng 15 - 20% so với cùng kỳ. Về xuất khẩu, thị trường xuất khẩu chính của phân bón Bình Điền là Campuchia cũng đang chững lại, do nhu cầu thấp. Trước những khó khăn này, Bình Điền cũng dự kiến lợi nhuận năm nay sẽ giảm so với năm 2022.
Theo ghi nhận hiện tại, có những lô hàng phân bón của 1 số doanh nghiệp đã phải chấp nhận bán dưới giá thành. Đây chính là mối nguy rõ ràng nhất trong năm 2023 và thời gian tới các đơn vị chắc chắn sẽ phải đối mặt.


Các doanh nghiệp phân bón Việt Nam đã và đang cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức trong năm 2023.

Mặc dù đang có kết quả sản xuất kinh doanh tốt, song ngành phân bón trong nước vẫn đối mặt trước nhiều khó khăn, thách thức.
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, với dân số khu vực nông nghiệp chiếm trên 50%, đất canh tác, đất rừng chiếm 60% tổng diện tích cả nước. Vì thế, nhu cầu tiêu thụ phân bón của Việt Nam vẫn tăng cao, đối với các doanh nghiệp đầu ngành tình hình kinh doanh vẫn tốt. Các kênh phân phối phổ biến nhất trong nước bao gồm hệ thống phân phối, hệ thống công ty khu vực và các đại lý thu mua ủy quyền.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp phân bón nói chung vẫn đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức cả về mặt khách quan lẫn chủ quan. Trong đó có cả khó khăn về quản lý, chính sách cần được tháo gỡ để ổn định thị trường, tạo sự bứt phá cho ngành phân bón nội địa.
Thực tế này khiến các doanh nghiệp sản xuất phân bón đang phải có những nỗ lực, giải pháp để đối phó với khó khăn hiện tại. Ông Vũ Xuân Hồng cho biết, Supe Lâm Thao cũng đã và đang thực hiện hàng loạt giải pháp như tiết giảm chi phí sản xuất giúp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao công nghệ và nhất là cho ra đời những sản phẩm phân bón mới, phù hợp với đa dạng cây trồng. Gần đây nhất, vào 02/02, Supe Lâm Thao đã cho ra mắt hai nhóm sản phẩm NPK-S vi sinh Lâm Thao và Hữu cơ khoáng vi sinh Lâm Thao, tạo sự đột phá với ngành nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh trong thời gian tới.
Không những thế, các đơn vị sản xuất phân bón khác trong nước chịu thêm khó khăn khi phải mua dự trữ nguyên liệu. Thường các đơn vị đều phải mua nguyên liệu dự trữ đủ cho sản xuất khoảng 03 tháng. Chính vì thế, nhiều nguồn nguyên liệu mua lúc giá cao, khiến giá thành sản xuất phân bón cao. Nhưng giá phân bón biến động từng ngày cho nên doanh nghiệp sản xuất sẽ chịu thiệt.
Có thể nói, những vấn đề nêu trên đang là những thách thức của ngành phân bón trong nước và phải tìm cách vượt qua. Để các chính sách về nông nghiệp, nhất là chính sách bình ổn giá phân bón của Chính phủ thực sự mang lại lợi ích cho người nông dân, các cơ quan quản lý, nhà sản xuất còn rất nhiều việc phải làm.
(Còn tiếp)

Còn lại: 1000 ký tự
Hải Hà: Khởi sắc sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

(CHG) Từ đầu năm đến nay, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng 29,4%, góp phần vào mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện công nghiệp - dịch vụ.

Xem chi tiết
Hội tụ về Quảng Ninh, lan tỏa từ Quảng Ninh

​(CHG) “Quảng Ninh hội tụ và lan toả” đã trở thành chỉ dẫn để sau hơn 1 thập kỷ Quảng Ninh vươn lên, đã và đang trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.

Xem chi tiết
Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

(CHG) Ngày 7/5, thừa uỷ quyền của UBND tỉnh, UBND huyện Cô Tô đã tổ chức trao thưởng đột xuất Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 01 ngư dân có hành động dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.

Xem chi tiết
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
2
2
2
3