Đường cát nhập lậu vẫn nóng, gây hại ngành mía đường trong nước


(CHG) Đường cát nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng tại các tỉnh biên giới đặc biệt là các tỉnh biên giới Tây Nam. Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố đã xây dựng kế hoạch triển khai kiểm soát thị trường, đặc biệt trên khâu lưu thông để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm.

Liên tục bắt giữ hàng trăm tấn đường lậu

Vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 1 Cục Quản lý thị trường Phú Yên phối hợp với Phòng PC08 Công an tỉnh Phú Yên đã tiến hành kiểm tra hai ô tô tải đang lưu hành theo hướng Bắc - Nam. Lực lượng chức năng phát hiện trên xe ô tô BKS 49H-007.92 có 34 tấn đường cát, còn xe ô tô BKS 37H-014.82 có 45 tấn đường cát.

Toàn bộ 79 tấn đường cát vận chuyển trên hai xe ô tô được đóng bao loại 50 kg/bao, trên bao bì có in chữ nước ngoài, ghi được sản xuất tại BURIRAM SUGAR FACTORY CO.,LTD địa chỉ tại 237 Moo 2, Hinlekfai, Khumuang, Buriram 31190, ngày sản xuất lần lượt 20/06/2022 và 21/06/2022.

Bao đường nhập lậu in chữ nước ngoài

Tại thời điểm kiểm tra, lái xe đã cung cấp một số hóa đơn, chứng từ kèm theo. Nhưng qua kiểm tra, đối chiếu các thông tin, lực lượng chức năng nhận thấy hóa đơn, chứng từ được cung cấp không phù hợp với hàng hóa thực tế. Đội QLTT số 1 đã lập biên bản và tạm giữ toàn bộ hàng hóa trên để tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Thống kê 8 tháng năm 2022, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên đã kiểm tra và tạm giữ 132 tấn đường cát, trong đó tịch thu hơn 30 tấn, số còn đang tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Tại Long An, chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2022, Cục Quản lý thị trường đã phát hiện, bắt giữ 4 trường hợp vận chuyển đường cát nhập lậu, tạm giữ 20,5 tấn đường cát, xử phạt vi phạm hành chính 3 trường hợp với tổng số tiền 170 triệu đồng, xử lý tịch thu 13 tấn đường cát.

Cuối tháng 5, Đội Quản lý thị trường số 2 Cục Quản lý thị trường Long An đã ngăn chặn 2 xe ô tô tải vận chuyển trên 150 bao đường cát với tổng trọng lượng 7,5 tấn. Toàn bộ số đường cát trên có nhãn bằng tiếng nước ngoài (THAILAND WHITE SUGAD). Người điều khiển phương tiện không xuất trình được các giấy tờ có liên quan đến toàn bộ số lượng đường cát trên.

Theo cơ quan chức năng, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu là lợi dụng sơ hở của lực lượng chức năng khi tuần tra, kiểm soát để thuê mướn một số cư dân địa phương vác qua biên giới, sau đó nhanh chóng tập kết đưa lên xe ô tô, xe gắn máy vận chuyển vào nội địa tiêu thụ. Quá trình vận chuyển, đối tượng thuê người canh đường, cảnh giới rất chặt chẽ.

Thủ đoạn điển hình là chia nhỏ khối lượng, đóng bao đường nhập lậu giả mạo là đường Việt Nam từ bên kia biên giới rồi sử dụng giấy tờ hợp pháp tuồn sâu vào nội địa; xóa hết các thông tin trên bao bì đựng đường để cơ quan chức năng không xác định được nguồn gốc xuất xứ…

Thậm chí, đường cát lậu còn được các đối tượng hợp thức hóa khi vận chuyển, kinh doanh để qua mặt cơ quan chức năng dưới nhiều hình thức như: sử dụng giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; sử dụng vận đơn nhập khẩu đường ngoài hạn ngạch... để tuồn đi tiêu thụ.

Bằng phương thức thủ đoạn này, các đối tượng thậm chí công khai vận chuyển bằng xe tải lớn để tuồn đường lậu vào thị trường trong nước, chứ không còn chia nhỏ vận chuyển như trước. Nhiều trường hợp kiểm tra, phát hiện bao đường cát bán tại các cửa hàng vẫn còn nguyên bao, nhãn mác chữ nước ngoài.

Đường cát nhập lậu gây hại ngành mía đường trong nước

Tăng cường quản lý địa bàn

Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, nguồn gốc của đường nhập lậu có xuất xứ từ Thái Lan. Từ tháng 12/2021 đến nay, các hoạt động mua bán đường nhập lậu tăng đột biến tại các khu vực biên giới Tây Nam khi biên giới được nới lỏng sau khi Covid-19 được kiểm soát.

Đường Thái Lan xuất hiện tràn ngập trên thị trường với giá rất rẻ do không phải đóng thuế phòng vệ thương mại 47,64% như đối với đường nhập khẩu chính ngạch.

Giá đường trắng nhập lậu vào nước ta chỉ ở mức 16.400-16.800 đồng/kg, tức là thấp hơn giá đường vàng trong nước. Cùng với đường từ vụ ép 2021 -2 022 và cả đường lỏng siro ngô tiếp tục được nhập khẩu, các nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu tiêu thụ đường chưa tăng nên các loại đường giá rẻ có nguồn gốc nhập khẩu đặc biệt là đường lậu tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng, các vụ việc được phát hiện trên đây chỉ là phần rất nhỏ của các hoạt động thương mại đường nhập lậu, vì đường Thái Lan và đường Campuchia (thực chất cũng là đường Thái Lan đóng bao Campuchia) xuất hiện tràn ngập trên thị trường với giá rẻ hoặc dưới hình thức đường đóng cây 12 kg và đường đóng túi 1 kg của các cơ sở sang chiết đóng gói.

Do đó, trước thực trạng đường nhập lậu vẫn diễn ra phổ biến, quy mô lớn, Hiệp hội Mía đường đề xuất các cơ chế kiểm tra giám sát cả ở cấp trung ương và địa phương cần quyết liệt hơn, bao gồm cả việc xử phạt nghiêm minh đối với các hình thức vi phạm, kể cả đối với cán bộ quản lý.

Trước những thông tin phản ánh của Hiệp hội Mía đường Việt Nam về vấn đề đường nhập lậu, đường nhập khẩu lại đang gây thiệt hại cho ngành đường mía trong nước, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng đường cát.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố làm rõ, đấu tranh triệt phá các đường dây buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng đường cát qua biên giới để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường tuần tra, kiểm soát khu vực biên giới cửa khẩu, thị trường nội địa để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng này.

Thực hiện ý chỉ đạo của Chính Phủ và Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh phía Nam tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là mặt hàng đường cát nhập lậu nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp kinh doanh chân chính và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Lực lượng quản lý thị trường các tỉnh, thành phố xây dựng các kế hoạch triển khai, thực hiện và tăng cường tối đa lực lượng nhằm kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt trên khâu lưu thông để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm; Tiếp tục tăng cường công tác quản lý địa bàn, phối hợp với lực lượng chức năng trên địa bàn để kiểm tra, xử lý mạnh đối với hoạt động buôn bán, vận chuyển đường cát nhập lậu.

Còn lại: 1000 ký tự
Nhận lãi gấp hàng chục lần nhờ công cụ ‘Super Sinh Lời’ trên VPBank NEO

​(CHG) Với "Super Sinh Lời" vừa ra mắt, VPBank là ngân hàng đầu tiên đưa ra giải pháp sinh lời một cách tự động, linh hoạt khi tiền gốc và lãi được trả về tài khoản mỗi ngày, giúp khách hàng dễ dàng theo dõi và quản lý. Mức lợi suất tới 3,5%/năm cũng gấp hàng chục lần so với chỉ để tiền trong tài khoản như thông thường.

Xem chi tiết
Thảo luận về công tác chống hàng giả, gian luận thương mại

(CHG) Ngày 06/3/2025, tại Công viên Phần mềm Quang Trung (TP.HCM) đã diễn ra buổi thảo luận và phối hợp trong công tác chống hàng giả và gian lận thương mại.

Xem chi tiết
TKV triển khai Dự án mở rộng, nâng công suất mỏ đồng Sin Quyền

(CHG) Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước với chủ đề "Nhiệm vụ, giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững", TKV sẽ triển khai mở rộng, nâng công suất mỏ đồng Sin Quyền.

Xem chi tiết
TKV đề xuất tăng cường tính tự chủ cho doanh nghiệp

​(CHG) Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đề xuất, cần tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp để khai phóng nguồn lực, nỗ lực đáp ứng đủ than cho nhu cầu sử dụng.

Xem chi tiết
TKV đẩy mạnh đầu tư 5 năm tới, gấp 3 lần giai đoạn 2021-2025

(CHG) Trong số các dự án TKV dự kiến đầu tư hoàn thành đưa vào hoạt động giai đoạn 2026-2030, đáng chú ý có dự án Tổ hợp bauxite - alumin Nhân Cơ tại Đắk Nông, Nhà máy sản xuất Amoniac tại Thái Bình, Nhà máy Nhiệt điện Na Dương II.

Xem chi tiết
2
2
2
3