Duy trì đà tăng hai con số ​đối với kim ngạch xuất nhập khẩu


(CHG) Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 4 đạt 65,78 tỷ USD, giảm 2,4%. Trong đó, xuất khẩu đạt 33,32 tỷ USD, giảm 4% (tương ứng giảm 1,39 tỷ USD) và nhập khẩu là 32,47 tỷ USD, giảm 0,6% (tương ứng giảm 195 triệu USD).

Tính chung trong 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 242,43 tỷ USD, tăng 15,9% tương ứng tăng 33,21 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đạt 122,48 tỷ USD, tăng 16,5% (tương ứng tăng 17,3 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 119,95 tỷ USD, tăng 15,3% (tương ứng tăng 15,9 tỷ USD).

Trong tháng 4, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 849 triệu USD, tính trong 4 tháng, cả nước xuất siêu 2,53 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu hàng hoá duy trì đà tăng hai con số

Xuất nhập khẩu hàng hoá duy trì đà tăng hai con số

Về nguyên nhân giúp xuất khẩu hàng hóa từ đầu năm đến nay, nhất là nhóm mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kết quả tích cực, chuyên gia thương mại Phạm Tất Thắng cho rằng, một trong những yếu tố quan trọng là Việt Nam đã tận dụng được lợi ích đem lại từ các FTA. Bên cạnh các FTA như FTA Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA)… Tận dụng những ưu thế, ưu đãi của các FTA là vấn đề được Trung ương, địa phương cũng như các doanh nghiệp khá quan tâm, tạo đà tốt cho xuất khẩu.

Trong những quý tiếp theo, Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong các FTA đã ký kết và thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới; theo dõi sát những biến động của tình hình quốc tế, chủ động đánh giá các tác động của các sự kiện đó đến sản xuất, xuất nhập khẩu của Việt Nam để kịp thời có sự điều chỉnh, ứng phó thích hợp, tăng cường công tác thông tin, hỗ trợ cho các hiệp hội, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Bộ cũng rà soát, đánh giá nhu cầu trong nước đối với các mặt hàng chiến lược như phân bón, xăng dầu, than... để có biện pháp điều hành phù hợp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vừa tận dụng được cơ hội về giá để xuất khẩu và đảm bảo nguồn cung đủ cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước đặc biệt trong trường hợp giá cả nguyên vật liệu tăng quá cao.

 

Còn lại: 1000 ký tự
Sự lo lắng của người tiêu dùng khi mua và sử dụng phải mỹ phẩm kem trộn

Trong những năm gần đây, thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ, với sự xuất hiện của nhiều sản phẩm và thương hiệu khác nhau. Trong số đó, kem trộn (một loại mỹ phẩm được ưa chuộng bởi giá cả phải chăng và hiệu quả nhanh chóng) đang gây ra nhiều lo ngại cho người tiêu dùng. Bài viết này sẽ đi sâu vào sự lo lắng của người tiêu dùng Việt Nam khi sử dụng kem trộn, từ những vấn đề sức khỏe đến tâm lý và xã hội.

Xem chi tiết
Nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển bền vững ngành mỏ

(CHG) Là đơn vị nghiên cứu hàng đầu trực thuộc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV), Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - VINACOMIN đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu, hỗ trợ tư vấn, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, góp phần hiện đại hóa hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng ngành công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam.

Xem chi tiết
TVN- TKV (Vinacomin) với 30 năm hoạt động đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ

(CHG) Ngay từ khi thành lập, Tổng công ty Than Việt Nam (TVN), nay là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã quan tâm, tập trung các nguồn lực cho đổi mới, phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) từ khâu thăm dò đến lập dự án, triển khai đầu tư cải tạo và đầu tư mới, vận hành các mỏ than, hạ tầng vận chuyển để nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tối ưu chi phí, cũng như cải thiện điều kiện làm việc và bảo vệ môi trường.

Xem chi tiết
Ông Vũ Anh Tuấn giữ chức vụ Tổng Giám đốc TKV

(CHG) Ông Vũ Anh Tuấn được bổ nhiệm Tổng Giám đốc TKV thay cho ông Đặng Thanh Hải nghỉ hưu. Thời hạn giữ chức vụ của ông Vũ Anh Tuấn là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.

Xem chi tiết
Sự “bát nháo” trong ngành mỹ phẩm sản xuất dưới hình thức OM tại Việt Nam

(CHG) Trong những năm gần đây, thị trường mỹ phẩm Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ với nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Tuy nhiên, bên cạnh những thương hiệu uy tín, sự xuất hiện của các sản phẩm mỹ phẩm sản xuất dưới hình thức “Order Model” (OM- mô hình đặt hàng) đang gây ra nhiều lo ngại, đặc biệt là khi một số sản phẩm này chứa các chất cấm. Không chỉ dừng lại ở đó, giá bán của những sản phẩm này thường rất đắt đỏ, khiến người tiêu dùng rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”.

Xem chi tiết
2
2
2
3