Trang thông tin điện tử Global Petrol Prices vừa công bố định kỳ giá điện bình quân tại 147 quốc gia trên thế giới, bao gồm đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Theo đó, giá điện trung bình trên thế giới ở thời điểm tháng 3/2021 là 0,136 USD/kWh đối với khách hàng hộ gia đình và 0,124 USD/kWh đối với khách hàng là doanh nghiệp.
Giá bán lẻ điện bình quân của Việt Nam là 1864,44 đồng/kWh (tương đương mức 0,083 USD/kWh), tức là bằng khoảng 66% so với mức giá điện trung bình của thế giới
Quốc gia có giá điện bình quân cao nhất thế giới là Đức với mức giá 0,372 USD/kWh. Trong thành phần giá điện của Đức, phí đấu nối lưới điện chiếm khoảng 25%, bao gồm đo đếm và các dịch vụ kèm theo.
Tỷ lệ cơ cấu nguồn điện hiện nay của nước Đức là 27% điện gió, 24% điện than, 12% điện hạt nhân, 12% điện khí tự nhiên, 10% điện mặt trời, 9,3% điện sinh khối và 3,7% thủy điện.
Cũng tại nội dung công bố này, giá điện bình quân của Việt Nam hiện đang xếp thứ 101 trong tổng số 147 quốc gia (theo thứ tự giảm dần của giá điện) có trong báo cáo.
Cụ thể, giá bán lẻ điện bình quân của Việt Nam là 1864,44 đồng/kWh (tương đương mức 0,083 USD/kWh), tức bằng khoảng 66% so với mức giá điện trung bình của thế giới.
Xét trong khu vực ASEAN, giá điện bán lẻ của Việt Nam bằng 51% so với Philippines - quốc gia có giá điện cao nhất khu vực (0,172 USD/kWh). Lào là nước có giá điện thấp nhất khu vực khi cơ cấu nguồn điện gồm 70% thủy điện và khoảng 25% điện than...
Hiện nay, chi phí sản xuất điện đang tăng lên do cuộc khủng hoảng năng lượng (chủ yếu than và khí đốt) đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả những cường quốc hàng đầu thế giới như Mỹ, Anh, Trung Quốc,... do chi giá nhiên liệu đầu vào tăng cao.
Việt Nam cũng không nằm ngoài tác động do sản lượng phát của nhiệt điện than và dầu chiếm tỷ lệ 51% trên tổng số của tất cả các loại hình nguồn phát. Ước tính chi phí mua điện năm 2021 của EVN tăng tới 16.600 tỷ đồng so với năm 2020.
Nguồn: Báo Giao Thông
LTS: Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang nỗ lực hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, một trong những thách thức, nhức nhối và dai dẳng nhất chính là vấn nạn buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, thứ được ví như “giặc” nội xâm kinh tế. Nó không chỉ làm méo mó thị trường, gây thiệt hại nặng nề cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn gặm nhấm niềm tin vào pháp luật và bộ máy quản lý nhà nước. Chính vì vậy, ngày 14/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu thành lập Tổ công tác đặc biệt và mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại từ ngày 15/5 đến 15/6/2025 trên phạm vi toàn quốc. Đây là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy, cuộc chiến chống “giặc nội xâm” không còn là nhiệm vụ riêng lẻ của một ngành, một cấp, mà cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ trung ương đến địa phương, từ cơ quan hành pháp, tư pháp cho đến các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân.
Xem chi tiết(CHG) Trung tâm Kỹ thuật Chống hàng giả ACF vừa chính thức ra mắt tại TP.HCM, đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực ứng dụng công nghệ để bảo vệ giá trị thật, đồng hành cùng doanh nghiệp và người tiêu dùng trong cuộc chiến ngày càng phức tạp với hàng giả.
Xem chi tiết(CHG) Một trong những công ty khai thác than hầm lò chủ lực của TKV vừa khai thác thành công tấn than đầu tiên tại mức -300 mét.
Xem chi tiết(CHG) Cán bộ, đoàn viên công đoàn và người lao động phát huy sáng kiến, áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động
Xem chi tiết(CHG) Với "Super Sinh Lời" vừa ra mắt, VPBank là ngân hàng đầu tiên đưa ra giải pháp sinh lời một cách tự động, linh hoạt khi tiền gốc và lãi được trả về tài khoản mỗi ngày, giúp khách hàng dễ dàng theo dõi và quản lý. Mức lợi suất tới 3,5%/năm cũng gấp hàng chục lần so với chỉ để tiền trong tài khoản như thông thường.
Xem chi tiết