Hệ thống kiểm soát nhập khẩu 2 (ICS2) phiên bản thứ 3 là hệ thống mới về an toàn và an ninh hải quan trước khi hàng đến của Liên minh châu Âu (EU) – sẽ giới thiệu quy trình mới cho nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển và đường thủy nội địa, đường bộ và đường sắt tại EU kể từ ngày 03 tháng 06 năm 2024. Đây là giai đoạn thứ ba hay còn là giai đoạn triển khai hệ thống mới để mở rộng các yêu cầu báo cáo dữ liệu an toàn và an ninh áp dụng cho tất cả các phương thức vận tải. Các yêu cầu tương tự đã có hiệu lực đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
Với bản phát hành thứ ba này, các hãng vận tải đường biển và đường thủy nội địa, đường bộ và đường sắt cũng cần cung cấp dữ liệu về hàng hóa được gửi đến hoặc qua EU trước khi hàng đến, thông qua Tuyên bố kê khai nhập khẩu (ENS). Nghĩa vụ này cũng liên quan đến các hãng vận chuyển bưu chính và chuyển phát nhanh sử dụng các phương thức vận tải này này để vận chuyển hàng hoá cũng như các bên liên quan khác, chẳng hạn như nhà cung cấp dịch vụ hậu cần. Trong một số trường hợp nhất định, bên nhận hàng cuối cùng được thành lập tại EU cũng phải gửi dữ liệu ENS tới ICS2.
Các bên giao dịch cần phải có sự chuẩn bị trước cho Bản phát hành thứ ba để tránh xảy ra tình trạng chậm trễ và không tuân thủ. Các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng cần đảm bảo thu thập dữ liệu chính xác và đầy đủ từ khách hàng, cập nhật hệ thống CNTT và quy trình vận hành cũng như cung cấp chương trình đào tạo đầy đủ cho nhân viên. Từ ngày 11 tháng 12 năm 2023, các bên giao dịch cần hoàn thành việc kiểm tra tự tuân thủ trước khi kết nối với ICS2, nhằm xác minh khả năng truy cập và trao đổi thông tin với cơ quan hải quan.
Dựa theo yêu cầu, các quốc gia thành viên EU sẽ cấp quyền cho các bên giao dịch chịu ảnh hưởng để kết nối dần với ICS2 trong khoảng thời gian triển khai có hạn. Các quốc gia thành viên có thể cấp thời hạn triển khai tại bất kỳ thời điểm nào trong những khung thời gian sau: từ ngày 03 tháng 06 năm 2024 đến ngày 04 tháng 12 năm 2024 (các hãng vận tải đường biển và đường thủy nội địa); từ ngày 04 tháng 12 năm 2024 đến ngày 01 tháng 04 năm 2025 (đơn vị nộp đơn thứ cấp vận tải đường biển và đường thủy nội địa); và từ ngày 01 tháng 04 năm 2025 đến ngày 01 tháng 09 năm 2025 (các hãng vận tải đường bộ và đường sắt). Nếu các bên giao dịch chưa chuẩn bị sẵn sàng và không cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của ICS2, hàng hóa của họ sẽ bị dừng ở biên giới EU và không được cơ quan hải quan thông quan.
EU là thành viên chính trong hoạt động thương mại quốc tế - chiếm khoảng 14% thương mại hàng hóa toàn thế giới. Bằng cách thu thập dữ liệu về an toàn và an ninh, cơ quan hải quan EU có thể phát hiện rủi ro sớm hơn và can thiệp tại thời điểm thích hợp nhất trong chuỗi cung ứng để đảm bảo an toàn thương mại cho EU và công dân EU. ICS2 sẽ đơn giản hóa quy trình di chuyển hàng hóa giữa các cơ quan hải quan tại điểm nhập cảnh đầu tiên và điểm đến cuối cùng tại EU. Đồng thời, thay vì 27 điểm truy cập tại các quốc gia, ICS2 sẽ cung cấp điểm truy cập duy nhất để liên lạc với tất cả các cơ quan hải quan của các quốc gia thành viên EU đối với tất cả các hoạt động của EU. Đối với các bên giao dịch, ICS2 cũng sẽ hợp lý hóa các yêu cầu của cơ quan hải quan về cung cấp thông tin bổ sung và sàng lọc rủi ro trước khi hang hóa khởi hành, từ đó giảm bớt gánh nặng hành chính cho doanh nghiệp.
Hệ thống kiểm soát nhập khẩu 2 (ICS2) quy định những thay đổi trong an toàn, an ninh vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường bộ và đường sắt vào EU |
Thông tin chi tiết về ICS2
Ủy ban Châu Âu đã hợp tác chặt chẽ với cơ quan hải quan và doanh nghiệp của các quốc gia thành viên để chuẩn bị ICS2. Hệ thống này đang được triển khai theo ba bản phát hành và sẽ dần thay thế hệ thống kiểm soát nhập khẩu hiện có.
Với Bản phát hành thứ nhất, áp dụng từ ngày 15 tháng 3 năm 2021, các lô hàng bưu chính và chuyển phát nhanh đến hoặc qua EU bằng đường hàng không phải tuân theo quy định phụ của Tuyên bố kê khai nhập khẩu (còn gọi là thông tin hàng hóa trước khi chất xếp – PLACI) trước khi chất hàng lên máy bay đi EU.
Với ICS2 Bản phát hành 2, kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2023, các lô hàng thông thường được vận chuyển bằng đường hàng không cũng phải tuân theo hồ sơ PLACI và bộ dữ liệu đầy đủ của Tuyên bố kê khai nhập khẩu (ENS) trước khi đến.
Bản phát hành 3 là giai đoạn thứ ba và sẽ bao gồm các phương thức vận tải đường biển và đường thủy nội địa, đường sắt và đường bộ, áp dụng từ ngày 03 tháng 06 năm 2024. Các bên giao dịch chịu ảnh hưởng sẽ cần chuẩn bị sẵn sàng cho ICS2 trong khoảng thời gian triển khai có hạn. Tương tự như Bản phát hành thứ hai, các bên giao dịch cần nộp dữ liệu ENS hoàn chỉnh trong một lần nộp đơn, nếu bên nộp và chịu trách nhiệm đưa hàng hóa vào lãnh thổ hải quan EU có sẵn tất cả các dữ liệu cần thiết. Ngoài ra, các bên giao dịch còn có thể tạo nhiều hồ sơ, trong đó có nhiều hơn một phần hồ sơ ENS do nhiều bên khác nhau trong chuỗi cung ứng nộp. Trong trường hợp nộp nhiều hồ sơ, mỗi đơn vị nộp hồ sơ có trách nhiệm đảm bảo nộp kịp thời, chính xác và đầy đủ hồ sơ.
Nguồn: Báo Công thương
(CHG) Diễn ra trong 9 ngày (từ 09/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Xem chi tiết(CHG) Diễn ra từ ngày 06- 10/11/2024, “Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024” tổ chức tại Công viên Văn hoá Lê Thị Riêng, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh đã thu hút gần 90.000 lượt khách tham quan và mua sắm.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết(CHG) Ngành Than là ngành công nghiệp đầu tiên của đất nước ta với lịch sử 184 năm khai thác. Trên hành trình phát triển, ngành Than và Vùng mỏ Quảng Ninh luôn phát huy sức mạnh nội lực “Kỷ luật và Đồng tâm”. Đây được coi là biểu tượng sức mạnh đoàn kết, tinh thần “thép” giúp lớp lớp thợ mỏ tiếp tục phát huy, kết hợp với sức mạnh thời đại để vượt qua mọi khó khăn, đưa ngành Than phát triển mạnh mẽ.
Xem chi tiết(CHG) Trong suốt quá trình phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), ngành cơ khí giữ khâu sản xuất quan trọng chuyên chế tạo, cung cấp, sửa chữa thiết bị, vật dụng phục vụ công tác đào lò, khai thác, vận tải khoáng sản. Từ đầu năm 2024 đến nay, cơ khí TKV đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, giữ vững đà tăng trưởng ấn tượng.
Xem chi tiết