LTS: Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang nỗ lực hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, một trong những thách thức, nhức nhối và dai dẳng nhất chính là vấn nạn buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, thứ được ví như “giặc” nội xâm kinh tế. Nó không chỉ làm méo mó thị trường, gây thiệt hại nặng nề cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn gặm nhấm niềm tin vào pháp luật và bộ máy quản lý nhà nước. Chính vì vậy, ngày 14/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu thành lập Tổ công tác đặc biệt và mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại từ ngày 15/5 đến 15/6/2024 trên phạm vi toàn quốc.
Đây là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy, cuộc chiến chống “giặc nội xâm” không còn là nhiệm vụ riêng lẻ của một ngành, một cấp, mà cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ trung ương đến địa phương, từ cơ quan hành pháp, tư pháp cho đến các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân.
Tổ công tác đặc biệt, bàn tay thép trong cuộc chiến chống hàng giả, buôn lậu
Theo chỉ đạo của Thủ tướng: “Mở đợt tấn công cao điểm, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi, truy quét về việc buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất lưu thông hàng giả, hàng nhái, vi phạm bản quyền, vi phạm xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ trên phạm vi cả nước trong vòng 1 tháng (kể từ ngày 15/5 đến hết ngày 15/6/2025. Thành lập Tổ công tác đặc biệt do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng và tại các địa phương, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng”.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo: "Mở đợt cao điểm trấn áp tội phạm sản xuất hàng giả, gian lận thương mại, buôn lậu... từ ngày 15/5/2025 đến 15/6/2025".
Tổ công tác này có quyền triển khai các biện pháp nghiệp vụ đặc biệt, kiểm tra đột xuất, bắt giữ, xử lý nhanh chóng các vụ việc nổi cộm, đồng thời giám sát trách nhiệm của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng trong việc xử lý các điểm nóng về buôn lậu, hàng giả.

Phó thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt.
Không dừng ở các vụ việc nhỏ lẻ, đợt cao điểm lần này sẽ tập trung vào triệt phá các đường dây, tổ chức tội phạm kinh tế quy mô lớn, có yếu tố xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao để lách luật, rửa tiền và che giấu nguồn gốc hàng hóa.
Tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng nhái hiện nay không chỉ còn là chuyện nhỏ lẻ ở biên giới mà đã phát triển thành mạng lưới liên tỉnh, liên ngành, thậm chí quốc tế.
Tại các khu vực biên giới, nhiều đối tượng lợi dụng địa hình hiểm trở, cư dân hai bên có quan hệ thân tộc để vận chuyển hàng lậu qua các đường mòn, lối mở.
Trên không gian mạng, hàng giả, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm chứa chất cấm, thuốc tân dược không rõ nguồn gốc… được quảng cáo công khai qua livestream của các KOL, người nổi tiếng. Sản phẩm được “thổi phồng” công dụng, không công bố kiểm nghiệm, gắn mác “hàng xách tay”, “độc quyền”, “đặc trị”, nhưng thực chất là hàng trôi nổi, không hóa đơn chứng từ, không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Ở các chợ đầu mối, siêu thị mini không đăng ký kinh doanh, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng, hàng không rõ nguồn gốc được bày bán công khai, nhưng khi kiểm tra lại “biến mất” do được cảnh báo từ trước.
Tệ hại hơn, một số đối tượng còn lợi dụng kẽ hở pháp lý trong quy định về tự công bố sản phẩm, khai báo gian dối, đưa hàng hóa vào thị trường mà không qua kiểm nghiệm hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm. Có trường hợp thành lập doanh nghiệp “ma”, sau đó bán sản phẩm kém chất lượng và giải thể để tránh trách nhiệm pháp lý.
Trách nhiệm không thể buông lỏng, niềm tin cần được củng cố
Thủ đoạn tinh vi và sự bất chấp vì lợi nhuận khiến hàng giả, hàng lậu ngày càng lan rộng, gây hậu quả khôn lường. Trong đó, người tiêu dùng là nạn nhân đầu tiên. Họ mua phải mỹ phẩm chứa corticoid gây viêm da, thực phẩm chức năng giả gây rối loạn tiêu hóa, thuốc tân dược giả khiến bệnh nặng hơn, sữa bột “thổi phồng” công dụng dẫn đến hậu quả về sức khỏe lâu dài, đặc biệt là trẻ em và người bệnh.
Cùng với đó, doanh nghiệp chân chính sẽ mất đi thị phần, mất đi uy tín và bị cạnh tranh không lành mạnh. Nhiều thương hiệu nội địa không thể đứng vững trước làn sóng hàng lậu giá rẻ, hàng giả bắt chước bao bì đẹp mắt nhưng không có chất lượng thực sự.
Đặc biệt nghiêm trọng, ngân sách nhà nước bị thất thu khi hàng hóa trôi nổi không được kiểm soát, không đóng thuế, không được khai báo. Điều đó khiến hệ thống pháp luật bị thách thức, lòng tin của người dân bị bào mòn khi những đối tượng buôn lậu, sản xuất hàng giả vẫn ngang nhiên hoạt động, thậm chí lộng hành nhờ sự tiếp tay, bao che của một số cán bộ thoái hóa.
Trong bối cảnh đó, việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ra chỉ đạo lập Tổ công tác đặc biệt và phát động đợt cao điểm truy quét từ 15/5 - 15/6/2024 là một bước ngoặt mang tính tổng lực, toàn diện, thể hiện sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Sự chỉ đạo xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, yêu cầu các bộ ngành phối hợp chặt chẽ, không “đá bóng trách nhiệm”, không hình thức, người đứng đầu các địa phương phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra điểm nóng buôn lậu mà không xử lý. Điều đó thể hiện hành động kịp thời của Chính phủ, quyết tâm đẩy lùi “giặc nội xâm”.
Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các lực lượng, các bộ, ban, ngành khẩn trương vào cuộc, rà soát, truy vết, điều tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả hàng nhập lậu và gian lận thương mại. Đặc biệt, phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân trong việc chủ động tố giác nhóm tội phạm này, khuyến khích “Mỗi người dân là một chiến sỹ”.

Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại thường xuyên đăng tải các bài phản biện liên quan đến hàng hóa có dấu hiệu: không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu, gian lận thương mại và có chứa chất cấm.
Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí phải phát huy vai trò “tai mắt nhân dân”, phản ánh kịp thời sai phạm, đồng thời tuyên truyền để người dân cảnh giác, từ chối tiêu dùng hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc.
Cuộc chiến với “giặc nội xâm” kinh tế không phải ngày một, ngày hai. Có những địa phương, tình trạng buôn lậu và hàng giả đã trở thành vấn đề nóng kéo dài nhiều năm nhưng chưa có chuyển biến rõ rệt, do thiếu quyết tâm chính trị, hoặc có biểu hiện “làm ngơ”, “bảo kê”.
Chính vì vậy, chỉ đạo lần này không chỉ dừng lại ở cao điểm một tháng, mà còn là thông điệp cảnh tỉnh và cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ: không vùng cấm, không ngoại lệ, không dung túng cho bất kỳ hành vi nào tiếp tay cho tội phạm kinh tế.
Niềm tin của người dân sẽ được củng cố nếu sau đợt cao điểm, những vụ việc lớn được xử lý rốt ráo, những đường dây bị triệt phá, những cá nhân tiếp tay bị xử lý công khai, nghiêm minh.
Đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại từ 15/5/2025 - 15/6/2025 là đòn phản công mạnh mẽ và kịp thời của Chính phủ trước “giặc nội xâm” đang gặm nhấm nền kinh tế. Tuy nhiên, để giành chiến thắng trong cuộc chiến đầy cam go này, cần sự vào cuộc lâu dài, đồng bộ và trách nhiệm từ toàn xã hội.
Không ai có thể đứng ngoài cuộc chiến này. Mỗi cán bộ công chức, mỗi doanh nghiệp, mỗi người tiêu dùng phải là một “chiến sĩ” trên mặt trận bảo vệ thị trường lành mạnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ uy tín quốc gia.
Khi cả hệ thống chính trị cùng hướng về một mục tiêu chung: đẩy lùi vấn nạn hàng giả, hàng gian lận thương mại và nhập lậu, thì “giặc nội xâm” kinh tế chắc chắn sẽ bị đẩy lùi. Và đó chính là nền tảng cho một nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, minh bạch và đáng tin cậy trên trường quốc tế.
Cuộc chiến đấu tranh với vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng gian lận thương mại và nhập lậu cần một cuộc “trường chinh” bền bỉ và toàn diện.
3
Thuế bất động sản là một giải pháp bình ổn giá nhà tại Việt Nam
(CHG) - Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 (theo Luật số 43/2024/QH15) với nhiều thay đổi, hứa hẹn sẽ tác động mạnh mẽ tới thị trường bất động sản (BĐS). Trong đó, việc thay đổi về mức thuế áp dụng cũng đang nhận được nhiều quan tâm rất lớn từ các chuyên gia kinh tế.
Xem chi tiết