(CHG) Nếu doanh nghiệp nhỏ và vừa chú ý tới việc chuẩn hóa, số hóa tất cả các kênh xúc tiến thương mại thì khả năng "bao vây" những kênh tiếp cận của đối tác nhập khẩu sẽ là rất lớn.
Báo cáo tóm tắt về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta năm 2024 có thể đạt và vượt 7%, thuộc nhóm ít quốc gia tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Lạm phát được kiểm soát dưới 4%, là kết quả rất tích cực trong bối cảnh thực hiện tăng lương từ ngày 01/7/2024 và điều chỉnh giá một số mặt hàng hóa, dịch vụ vào cuối năm….
Tạo đột phá trong xây dựng nhờ hoàn thiện thể chế, chính sách
Bộ Công Thương đã tạo được sự đột phá trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, trọng tâm là việc chủ trì, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), thông qua chủ trương tái khởi động các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và nhiều chính sách mới, tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo; giải quyết nhiều dự án tồn đọng của ngành, tạo đột phá chiến lược cho phát triển năng lượng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Các cân đối lớn được bảo đảm, nhất là an ninh năng lượng và cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất... Đặc biệt là kỳ tích hoàn thành Đường dây 500 kV mạch 3 với nhiều kỷ lục và các dự án trọng điểm ngành năng lượng.
Xuất nhập khẩu là điểm sáng nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới (gần 800 tỷ USD), tăng 15% so với năm trước và vượt 2,5 lần kế hoạch được giao; cán cân thương mại ghi nhận năm thứ 9 liên tiếp xuất siêu ở mức cao (gần 25 tỷ USD), giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô.
Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng ngoạn mục 8,4% trong đó ngành chế biến chế tạo tăng gần 10% (so với năm 2023 chỉ dưới 1%), tạo động lực lớn thúc đẩy tăng trưởng vĩ mô.
Công tác hội nhập kinh tế quốc tế được triển khai đồng bộ, hiệu quả; khai mở thành công thị trường tiềm năng lớn ở Trung Đông, Châu Phi với việc đàm phán, ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) trong thời gian đàm phán ngắn kỷ lục (16 tháng), góp phần mở rộng thêm xa lộ hội nhập thương mại toàn cầu của Việt Nam.
Phòng vệ thương mại cũng đạt kết quả tích cực, vững chắc, xử lý thành công hàng trăm vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, lẩn tránh thương mại, góp phần quan trọng bảo vệ hàng hóa Việt Nam trên hành trình vươn ra thế giới.
Thị trường trong nước tăng trưởng vững chắc (gần 9%), ổn định cung cầu sau 15 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; là trụ đỡ đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng vĩ mô. Thương mại điện tử vượt mốc 25 tỷ USD, tăng trưởng 20% so với năm 2023 và chiếm 2/3 giá trị kinh tế số Việt Nam. Xúc tiến thương mại đổi mới mạnh mẽ với chuỗi sự kiện lớn nhất từ trước tới nay, giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam vượt mốc 500 tỷ USD, xếp hạng 32 thế giới.
Đẩy mạnh xúc tiến sản phẩm nghề truyền thống qua kênh thương mại điện tử
Phát biểu tại “Diễn đàn thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP qua các sàn thương mại điện tử” do Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Agritrade) cho rằng việc quảng bá sản phẩm trên kênh thương mại điện tử đã thúc đẩy mạnh mẽ việc tiêu thụ sản phẩm.
“Những năm qua, thương mại điện tử phát triển rất nhanh chóng, bình quân mỗi năm tăng 21 - 25%. Người tiêu dùng, nhất là người trẻ ngày càng có xu hướng chuyển dịch tiêu thụ, mua sắm sản phẩm trên các nền tảng số, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Bắt kịp dòng chảy đó, những thông tin quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP qua các nền tảng mạng cũng không ngừng phát triển, tạo ra những hiệu ứng, tín hiệu rất khả quan, góp một phần không nhỏ trong việc bảo tồn, giới thiệu, quảng bá… các làng nghề, phố nghề, nghề truyền thống tới đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước”, ông Tiến cho biết.
Theo ông Tiến, xu hướng mua hàng của người tiêu dùng hiện nay thường diễn ra 2 khả năng: Đó là lên sẵn danh sách những mặt hàng cần mua, mức tài chính có thể bỏ ra trước khi tới các hội chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng…Con số này chiếm 70% và 30% còn lại là khả năng quyết định mua sản phẩm ngay tại chỗ khi bắt gặp.
Tuy nhiên, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP có tính sáng tạo rất cao, mang những giá trị văn hóa, lịch sử, thể hiện tay nghề, tâm huyết của nghệ nhân, nếu chỉ bán hàng theo cách thông thường sẽ khó xuất hiện trong danh mục chi tiêu của người tiêu dùng và không đạt được giá trị mong muốn. Do đó, việc chuyển mình trong hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm nghề truyền thống, sản phẩm OCOP là xu thế tất yếu. Nghệ nhân phải kể được câu chuyện về sản phẩm do mình tạo ra, giúp người tiêu dùng hiểu thấu đáo giá trị thực sự, hữu hình, vô hình của sản phẩm. Từ đó, hình thành cảm xúc, hiểu được giá trị thực sự của sản phẩm, đưa ra quyết định mua mà không phân vân việc mình đã chi một số tiền không nhỏ. Và việc một video ngắn với hiệu ứng âm thanh, ánh sáng sống động kèm câu chuyện do chính nghệ nhân kể sẽ là cách nhanh nhất, dễ dàng nhất đến gần hơn với người tiêu dùng, nhất là thế hệ trẻ. Đây cũng chính là kênh bán hàng mới giúp lan tỏa các sản phẩm nghề truyền thống.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương diễn ra ngày 23/12 tại Hà Nội
Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Agritrade phát biểu tại Diễn đàn
Quảng bá làng nghề cốm bằng những câu chuyện sinh động
Nguồn: Bộ Công Thương
0
Tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2024
(CHG) Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội vừa tổ chức Lễ tôn vinh Doanh nhân, Doanh nghiệp Thăng Long năm 2024. Đây là dịp để biểu dương, động viên những doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô và đất nước trong năm 2024.
Xem chi tiết