Hướng tới ăn xanh, uống sạch


(CHG) Đề án "Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 - 2024" đang được Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) nỗ lực thực hiện, với mục tiêu góp phần đưa nền văn hóa ẩm thực nước nhà phát triển bền vững, đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới bằng ẩm thực.

Tại đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 – 2024”, VCCA xác định sẽ mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng trong ba lĩnh vực chính, gồm khoa học dinh dưỡng với đối tượng là người dân, người tiêu dùng, người sử dụng các món ẩm thực; kinh tế ẩm thực với lợi ích cho doanh nghiệp, địa phương, nhà sản xuất và văn hóa ẩm thực hướng đến tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các món ăn đặc sắc theo vùng miền của Việt Nam…
Tìm kiếm món ăn đặc sắc nhất
Tìm kiếm 100 món ẩm thực đặc sắc nhất là một hoạt động quan trọng trong đề án "Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 - 2024" với mục tiêu lập nên một bản đồ ẩm thực những món ăn đặc trưng từ mọi miền của Tổ quốc.
Trong số 421 đề cử gửi về năm 2022, Hội đồng đã thống nhất chọn 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam, trong đó có 47 món ăn miền Bắc, 37 món ăn miền Trung và 37 món ăn miền Nam.
Trong danh sách được chọn có nhiều món ăn rất nổi tiếng. Như món phở, bún ốc nguội, cốm làng Vòng, bún thang của Hà Nội; bánh đa cua, chả chìa Hải Phòng; bánh cuốn Hải Dương. Tỉnh Thừa Thiên - Huế có món bún bò Huế, chè bột lọc bọc heo quay, cơm hến, vả trộn hoa màu chay.
Tỉnh Ninh Thuận có món nước xương rồng Phan Rang; Bình Thuận có mực một nắng; tỉnh Kon Tum có lẩu gà lá sâm, còn tỉnh Gia Lai có đại diện là phở khô Gia Lai (phở 2 tô). Kiên Giang có gỏi cá trích Phú Quốc, canh hải sản nấm tràm Phú Quốc; tỉnh Long An được chọn món lạp xưởng tươi truyền thống Cần Đước. Thành phố Hồ Chí Minh có đại diện là cơm tấm, bánh mỳ, món cuốn Sài Gòn...
Phở đã trở thành món ăn Việt Nam ngon nhất thế giới.
Các món được đề cử đảm bảo được các tiêu chí hội đồng đặt ra gồm, cơ sở đề xuất món ẩm thực chính danh, do các nhà khoa học, nghệ nhân hoặc những vùng dân cư nơi sản sinh ra món ẩm thực đó, có thể là cá nhân, tập thể, cộng đồng, đại diện là địa phương nơi xuất xứ các món ẩm thực đề cử.
Đáp ứng tiêu chí về lịch sử, văn hóa, xuất xứ của món ẩm thực. Các món ẩm thực phải được ưu tiên chế biến với nguyên liệu đặc trưng và có giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương; cách chế biến phù hợp với vùng miền, của địa phương.
Tiếp đến là tiêu chí về chuỗi giá trị của món ẩm thực ở từng giai đoạn (nuôi trồng, thu hái, sơ chế, chế biến, bảo quản, nấu nướng, bàn ăn và phục vụ), đồng thời đáp ứng những yêu cầu về khoa học, dinh dưỡng, an toàn, phương diện kinh tế, phương diện chất lượng.
Tiêu chí quan trọng là sự lan tỏa, phổ biến của các món ẩm thực như khả năng công nghiệp hóa, tính lan tỏa của món ăn trong cộng đồng dân cư, xã hội, khả năng hội nhập quốc tế, phát triển mạng lưới ẩm thực Việt Nam trên thế giới./.
Ẩm thực Việt được báo chí thế giới vinh danh
Năm 2014, bánh mì VN đã tạo nên cơn sốt mới của ẩm thực đường phố trên toàn thế giới, bởi thế chẳng có gì bất ngờ khi nó lọt vào top 20 món ăn đường phố ngon nhất thế giới theo bình chọn của Huffington Post. Cùng năm, trang National Geographic cũng đưa bún chả Hà Nội vào danh sách 10 món ăn đường phố tuyệt nhất thế giới. Vào năm 2015, chuyên trang CNN Travel tiếp tục đưa ra kết quả bình chọn đất nước có ẩm thực được du khách yêu thích nhất và món nem rán của VN góp mặt trong danh sách này. Phở cùng gỏi cuốn cũng được CNN xếp trong danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới. Đầu năm 2017, chuyên mục du lịch của tờ The Telegraph xếp Hà Nội đứng thứ 2 trong số 18 thành phố có ẩm thực hấp dẫn trên thế giới.

 
Hướng tới ăn xanh uống sạch
Thành viên Hội đồng cố vấn, nghệ nhân văn hóa ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh cho biết, khi môi trường sống bị ô nhiễm nặng thì con người lại càng quan tâm đến vấn đề “ăn xanh uống sạch” vì sức khỏe. Việt Nam là một đất nước nông nghiệp và được đánh giá là có một “tủ thuốc tự nhiên” với các loại rau củ, rau gia vị đa dạng khắp các vùng miền.
Do đó, bên cạnh dòng ẩm thực đa dạng, bà mong muốn có chủ trương khám phá sâu về giá trị truyền thống dòng ẩm thực xanh để quảng bá rộng trong cộng đồng, góp phần phát triển nguồn lực nông nghiệp tươi sống, xanh, sạch, giàu dưỡng chất... Điều này sẽ giúp Việt Nam có một bản đồ ẩm thực hội đủ chất và lượng để làm nên thương hiệu ẩm thực của quốc gia.

Tại Việt Nam, văn hóa ẩm thực là một trong những đặc trưng sinh động và phong phú nhất, kết tinh thành bản sắc văn hóa Việt Nam. Sự đặc sắc của văn hóa ẩm thực Việt Nam thể hiện trong việc sử dụng các nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, sự tinh tế, cầu kỳ khi dùng gia vị, giữa truyền thống và hiện đại, phong cách, triết lý phương Đông và phương Tây trong chế biến, trang trí, sắp đặt và thưởng thức món ăn.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam nêu rõ, trong các giá trị văn hóa thì ẩm thực có sức lan tỏa nhanh và rộng nhất. Có thể nhiều người nước ngoài chưa từng đến Việt Nam nhưng đã có thể biết đến ẩm thực Việt Nam ở chính quê hương của họ.
Ẩm thực có thể kích thích mong muốn của họ để đến với đất nước ta. Ẩm thực cũng giúp mọi người hiểu hơn về Việt Nam, tạo ra sự cạnh tranh mềm trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia với thế giới.
Ông cũng tin tưởng rằng, một khi văn hóa ẩm thực sự trở thành thương hiệu quốc gia sẽ trở thành kênh quảng bá truyền thông hiệu quả nhất để thúc đẩy phát triển du lịch, mở rộng kênh tiêu thụ lương thực, thực phẩm của Việt Nam ra thị trường thế giới, góp phần phát triển kinh tế đất nước… 
Ba giai đoạn thực hiện đề án "Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 - 2024"
Năm 2022: Thu thập cơ sở dữ liệu 300 món tiêu biểu Việt Nam và xét chọn 100 món ẩm thực đặc sắc. 
Năm 2023: Tiếp tục thu thập dữ liệu 1.000 món ẩm thực và phát triển thành tổng tập dữ liệu ẩm thực Việt Nam. Chọn ra các món tiêu biểu, đặc sắc có tính phổ biến cao của các vùng miền để xây dựng Mô hình kinh tế khởi nghiệp, tạo tiền đề đưa ẩm thực Việt Nam phát triển hơn trên bản đồ thế giới.
Năm 2024: Chuyển đổi số cơ sở dữ liệu thành Bản đồ ẩm thực Việt Nam, hướng đến xây dựng Bảo tàng Ẩm thực Việt Nam theo định hướng thực tế ảo 3D và Bảo tàng Ẩm thực thực tế, phục vụ cho du khách tham quan trong tương lai, góp phần đưa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia...
 
Còn lại: 1000 ký tự
Công ty Phú Mỹ Hưng báo lãi lớn trong 2 quý đầu năm

(CHG) - Mới đây, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng vừa công bố tình hình kinh doanh nửa đầu năm 2024. Theo đó, lãi sau thuế ước đạt 1.367 tỷ đồng, cao gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm ngoái.

Xem chi tiết
Đình chỉ, kiểm tra nguồn gốc thực phẩm một cơ sở vì liên quan đến vụ 21 học sinh có dấu hiệu ngộ độc

(CHG) - Tin từ Trung tâm Y tế TP. Pleiku, đơn vị đang điều tra, xác minh trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi uống trà sữa trong tiệc liên hoan nhân dịp Tết Trung thu tại lớp 7.1 Trường THCS Tôn Đức Thắng (phường Thống Nhất, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) khiến 21 học sinh đau bụng, buồn nôn.

Xem chi tiết
GÓC NHÌN CỦA MỘT NHÀ BÁO, NHIẾP ẢNH GIA: Hai số phận!

(CHG) Dòng đời lặng lẽ trôi, một hoặc nhiều cảnh đời mà bất kỳ ai cũng có thể bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày…

Xem chi tiết
“NGHỆ SĨ-DOANH NHÂN CÓ TRÁI TIM NHÂN ÁI VÌ CỘNG ĐỒNG 2024”: Một hoạt động nhiều ý nghĩa…

(CHG) Hằng năm nhân dân cả nước đã được chứng kiến bão, lũ, sạt lở, hạn hán,… hoặc thông qua các kênh báo chí- truyền thông và đứng sau đó là không ít nhà hảo tâm, tổ chức, đơn vị,… chung tay hỗ trợ, giúp đỡ người dân ở nhiều địa phương khác nhau trong cả nước.

Xem chi tiết
TP CẦN THƠ: Công nhận 33 sáng kiến có hiệu quả áp dụng

(CHG) Chủ tịch UBND TP Cần Thơ vừa có quyết định công nhận 33 sáng kiến có hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng trong thành phố và 2 sáng kiến có hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.

Xem chi tiết
2
2
2
3