(CHG) Liên quan đến vấn đề nhập lậu tổ yến, đại diện Cục Chăn nuôi cho hay, đây là yến thô nhập về chứ không có chuyện nhập sợi mỳ, sợi miến để chế biến yến sào.
Truy xuất nguồn gốc là yêu cầu bắt buộc từ thị trường
Sản phẩm tổ yến có truy xuất nguồn gốc và không truy xuất nguồn gốc giá bán có khác nhau hay không? Và vấn đề nhập lậu tổ yến là hai trong rất nhiều vấn đề đã được đại biểu đặt ra tại Diễn đàn trực tuyến “Thúc đẩy số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản - thực phẩm” do Tổ điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 28/2.
Ảnh minh họa
Về vấn đề này, ông Đỗ Văn Hoan – Đại diện Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết: Đối với sản phẩm yến sào, hiện nay giá bán được quyết định bởi hai yếu tố gồm: Chất lượng sản phẩm; lòng tin của người mua đối với người bán.
“Người tiêu dùng có thể chi ra 3 triệu/100gram yến sào đối với sản phẩm mà họ biết rõ là được thu hái ở nhà yến rồi sơ chế. Trong khi đó, nếu ở ngoài thị trường bán 2 triệu/100gram, mà họ không biết sản phẩm lấy từ đâu thì họ cũng không mua”, ông Hoan lấy dẫn chứng và cho rằng, như vậy, việc truy xuất hay không truy xuất nguồn gốc sản phẩm không tạo nên giá bán của sản phẩm. Đôi khi việc truy xuất là bắt buộc theo quy định của pháp luật cũng như yêu cầu của thị trường nhập khẩu.
Liên quan đến vấn đề nhập lậu sản phẩm yến sào, ông Hoan cho biết, những năm qua sản phẩm yến của nước bạn chuyển về thị trường Việt Nam tiêu thụ nội địa. "Số liệu nhập khẩu thì chúng tôi cũng không ước được bao nhiêu nhưng qua quan hệ và thông tin, chúng tôi nhận thấy người nhập khẩu tổ yến từ các nước về còn nhiều hơn là những đầu mối thu mua ở trong nước. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần đánh giá một cách công bằng là vẫn là yến thô người ta nhập về chứ không phải người ta nhập sợi mỳ, sợi miến để chế biến sản phẩm yến sào", ông Hoan cho hay.
Như vậy, các nhà kinh doanh cũng phải chỉ rõ cho người tiêu dùng đó là tổ yến thật chứ không phải nhập lậu ở đây là tổ yến giả. Vậy khâu chế biến mới quan trọng. Trong công đoạn chế biến còn bao nhiêu phần trăm yến chuẩn, tức là nước dãi của con chim yến là 100% hay 70%... cũng như lọ nước yến nhà sản xuất cho bao nhiêu % dãi nước yến trong đó. Đây mới là yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm.
Nuôi chim yến phải theo định hướng và tuân thủ luật
Theo thống kê, đến hết năm 2022, số lượng nhà yến trên toàn quốc là 23.665. Địa phương có số lượng nhà yến tăng nhanh nhất là Kiên Giang, Khánh Hòa và Lâm Đồng. Tỉnh có số lượng nhà yến lớn nhất là Kiên Giang (2.995), Bình Định (1.722).
Nhà nuôi yến
Bên cạnh những thuận lợi, việc nuôi chim yến vẫn đối diện với nhiều khó khăn như: Việc gây nuôi còn mang tính tự phát, phong trào, chưa có định hướng phát triển dài hạn; việc mua, bán, thương mại sản phẩm tổ yến còn chưa có thị trường ổn định; kiểm soát dịch bệnh đối với chim yến còn nhiều bất cập về kiến thức dịch tễ học; thiếu tính liên kết của một ngành hàng, chưa truy xuất được nguồn gốc sản phẩm; thiếu hướng dẫn khi xây dựng nhà nuôi yến nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và sản lượng tổ yến…
"Hiện nay cán bộ cấp xã vẫn phải đi đếm, tự thống kê nhà yến và thu thập tài liệu để báo cáo về Bộ. Nhà nước muốn khuyến khích, muốn mở hệ thống cơ sở dữ liệu để cho nhà chăn nuôi tự nguyện đăng ký khai báo, nhưng vẫn phải bắt buộc bằng biện pháp hành chính, thì các cơ sở mới đăng ký", ông Hoan cho hay.
Cung cấp thông tin về hướng dẫn tạm thời về đăng ký và xác nhận mã số cơ sở nuôi chim yến, ông Đỗ Văn Hoan thông tin, việc xuất khẩu tổ yến sang thị trường Trung Quốc chính ngạch cần tuân theo Nghị định thư ký ngày 9/11/2022 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với Tổng cục Hải quan (Trung Quốc).
Cụ thể, sản xuất và chế biến tổ yến để xuất khẩu phải đáp ứng các quy định có liên quan của Việt Nam như: Luật Chăn nuôi + Luật Thú y + Luật An toàn thực phẩm, Luật Thương mại.... và của Trung Quốc gồm Lệnh 248 và 249. Các nhà nuôi yến phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc đưa vào hồ sơ…
Việc cấp mã số đối với cơ sở nuôi chim yến được thực hiện như sau:
Bước 1. Chủ cơ sở nuôi chim yến điền đầy đủ thông tin vào Bản kê khai hoạt động nuôi chim yến theo Mẫu số 01 và gửi đến UBND cấp xã (nơi xây dựng cơ sở nuôi chim yến hoặc nơi có hang yến). UBND cấp xã tiếp nhận Bản kê khai, kiểm tra thông tin và xác nhận vào Bản kê khai.
Bước 2. Chủ cơ sở nuôi chim yến truy cập Hệ thống cơ sở dữ liệu chăn nuôi tại địa chỉ tên miền https://csdlchannuoi.mard.gov.vn để khai báo thông tin theo yêu cầu của Hệ thống cơ sở dữ liệu chăn nuôi và đính kèm bản chụp Mẫu số 01 đã được UBND cấp xã xác nhận, 01 ảnh chụp mặt trước cơ sở nuôi chim yến.
Trường hợp chủ cơ sở nuôi chim yến có nhu cầu cung ứng tổ yến phục vụ xuất khẩu thì chọn vào mục "Đăng ký xuất khẩu" trên Hệ thống cơ sở dữ liệu chăn nuôi.
Bước 3. Chi cục quản lý nhà nước về chăn nuôi cấp tỉnh kiểm tra và xác nhận thông tin cơ sở nuôi chim yến trên Hệ thống cơ sở dữ liệu chăn nuôi. Hệ thống tự động cấp mã số cơ sở nuôi chim yến, đồng thời báo mã số trên tài khoản và gửi vào email của chủ cơ sở.
Trường hợp cơ sở nuôi chim yến "Đăng ký xuất khẩu", Chi cục quản lý nhà nước về chăn nuôi cấp tỉnh lập danh sách, kiểm tra thực tế, đính kèm kết quả kiểm tra thực tế lên Hệ thống cơ sở dữ liệu chăn nuôi. Hệ thống tự động cấp mã số cơ sở nuôi chim yến phục vụ xuất khẩu khẩu, đồng thời báo mã số trên tài khoản và gửi vào email của chủ cơ sở.
Nguồn: https://congthuong.vn/khong-co-chuyen-nhap-soi-my-soi-mien-de-che-bien-san-pham-yen-sao-244247.html
0
Truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”- Sức mạnh nội lực của ngành Than
(CHG) Ngành Than là ngành công nghiệp đầu tiên của đất nước ta với lịch sử 184 năm khai thác. Trên hành trình phát triển, ngành Than và Vùng mỏ Quảng Ninh luôn phát huy sức mạnh nội lực “Kỷ luật và Đồng tâm”. Đây được coi là biểu tượng sức mạnh đoàn kết, tinh thần “thép” giúp lớp lớp thợ mỏ tiếp tục phát huy, kết hợp với sức mạnh thời đại để vượt qua mọi khó khăn, đưa ngành Than phát triển mạnh mẽ.
Xem chi tiết
Cơ khí TKV với các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ
(CHG) Trong suốt quá trình phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), ngành cơ khí giữ khâu sản xuất quan trọng chuyên chế tạo, cung cấp, sửa chữa thiết bị, vật dụng phục vụ công tác đào lò, khai thác, vận tải khoáng sản. Từ đầu năm 2024 đến nay, cơ khí TKV đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, giữ vững đà tăng trưởng ấn tượng.
Xem chi tiết