Kỳ 1: Chống hàng giả vẫn gặp khó trong công tác chuyển đổi số


(CHG) Với chính sách xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số của Chính phủ, chuyển đổi số là cơ hội của doanh nghiệp, nhưng cũng đặt cho các cơ quan chức năng những bài toán “khó giải” về công tác chống hàng giả và gian lận thương mại.

Chuyển đổi số là cơ hội của doanh nghiệp

Tại phiên họp thứ ba của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, ngày 8/8/2022, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính – Chủ tịch Ủy ban đã khẳng định việc chuyển đổi số là công cụ quan trọng trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, hội nhập.

Đến nay, về nhận thức, đã có sự chuyển biến tương đối rõ về tầm quan trọng của chuyển đổi số ở các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu. Hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã ban hành nghị quyết của cấp ủy, kế hoạch của chính quyền 5 năm và hằng năm về chuyển đổi số; Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của toàn bộ 22/22 bộ, ngành và 63/63 địa phương được thành lập và đi vào hoạt động.

Về thể chế, cơ chế, chính sách đối với việc chuyển đổi số đã được thống nhất, chỉ đạo sát sao. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ngày 10/10 hằng năm là Ngày chuyển đổi số quốc gia. Cùng với đó, Chính phủ cũng đã ra 8 văn bản quan trọng gồm 6 quyết định, 1 chỉ thị, 1 nghị định về chuyển đổi số.

Các sản phẩm giả thương hiệu nổi tiếng

Từ Trung ương đến địa phương đã từng bước thiết lập đồng bộ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng số nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số. Tốc độ truy cập mạng băng thông rộng cố định tăng 32,7%, mạng di động tăng 4,7% so với cùng kỳ. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước kết nối 4 cấp hành chính tiếp tục được hoàn thiện, kết nối đến 100% huyện, hơn 97% xã trên toàn quốc.

Đáng kể là việc triển khai dịch vụ công trực tuyến trên 4 mức độ đã và đang cho thấy tính hiệu quả cao của mô hình. Đến nay, Cổng dịch vụ công Quốc gia đã cung cấp 3.699 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4; hơn 2,1 triệu tài khoản đăng ký; hơn 122,7 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; hơn 4,1 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Các doanh nghiệp trong nước đã trú trọng hơn về an toàn, an ninh thông tin mạng. Riêng 6 tháng đầu năm đã ghi nhận, cảnh báo, hướng dẫn xử lý 6.641 cuộc tấn công mạng gây sự cố thông tin tại Việt Nam. Đã có 922/3022 hệ thống thông tin của cơ quan Nhà nước được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn thông tin, đạt 31%.

Việc xây dựng và hoàn thiện chính quyền số như trên đã tác động không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế số, xã hội số. Các doanh nghiệp đã và đang thích ứng, tận dụng và phát triển các cơ hội có được từ hiệu quả không nhỏ của mô hình này.

Tính trong 6 tháng đầu năm 2022, tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số vào GDP ước tính là 10,41 % cao hơn cùng kỳ năm 2021. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số đạt 67.300 doanh nghiệp, tăng gần 3.500 doanh nghiệp so với tháng 12/2021, đạt tỉ lệ 0,69 doanh nghiệp trên 1.000 dân.

Đến nay, 100% doanh nghiệp đã sử dụng hóa đơn điện tử. 5 tháng đầu năm 2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 76% về số lượng và 30,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, đáng kể nhất là qua điện thoại di động (tăng 99,1% về số lượng và 86,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021) và QRCode (tăng 68,9% về số lượng và 113,2% về giá trị). Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ là 11,27%. Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi có tài khoản thanh toán là 66%.

Hàng giả, hàng nhái tràn vào thị trường qua mô hình bán hàng đa kênh

Với nền kinh tế số, mô hình bán hàng đa kênh đã góp phần tạo lên một thị trường kinh tế rộng lớn, phong phú và đôi khi có những biến động ngoài dự đoán.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn đang xây dựng và thích ứng dần với các nền tảng thương mại điện tử, thì các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, gia công đã nhanh chóng khai thác ứng dụng của mạng xã hội, sàn thương mại điện tử… cung cấp tới người tiêu dùng các sản phẩm mang nhãn hiệu lớn, nhưng lại có giá “rẻ” hơn hàng chính hãng. Đây chỉ có thể là hàng giả, hàng nhái không được kiểm định chất lượng theo quy định của pháp luật. Chỉ khi hàng hoá này được chuyển đến tay, người tiêu dùng mới biết được chất lượng thực của sản phẩm.

Tận dụng kẽ hở về pháp lý đối với các tài khoản người dùng trên mạng xã hội và trang thương mại điện tử, nhiều chủ hàng không cung cấp địa chỉ cụ thể, không đăng ký kinh doanh, thậm chí, còn không có tên chủ cửa hàng. Mọi hình thức giao dịch đều trực tuyến qua bên thứ 3 từ khâu đặt hàng đến thanh toán và giao hàng.  Việc này gây khó khăn không nhỏ cho cơ quan chức năng trong việc kiểm soát các cơ sở kinh doanh và kiểm tra, giám sát, chất lượng sản phẩm.

Theo thống kê từ Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, trong 9 tháng đầu năm 2021, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý hơn 100.000 vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 7.500 tỷ đồng, khởi tố 1.615 vụ việc với 2.148 đối tượng. Trên thực tế, chế tài xử lý đối với các đối tượng có các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ vẫn chưa đủ sức răn đe, trước mối lợi ích quá lớn, nên vấn nạn hàng giả hàng nhái, gian lận thương mại vẫn chưa có hồi kết.

Thạc sĩ Nguyễn Thế Tiệp - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật chống hàng giả cho biết: Việc chuyển đổi số cho bất cứ lĩnh vực nào thì cũng đều có thuận lợi và khó khăn chung. Với công tác chống hàng giả và gian lận thương mại thì có những điểm thuận lợi và khó khăn như sau:

Về thuận lợi: Chưa bao giờ chúng ta thấy công tác truyền thông của cơ quan Nhà nước về công tác chống hàng giả và gian lận thương mại lại làm tốt như thời điểm hiện tại. Điều này làm thay đổi ý thức của người tiêu dùng. Người tiêu dùng đã khắt khe hơn trong việc lựa chọn các loại mặt hàng, nhất là các loại hàng thiết yếu. Đồng thời với đó là các nhà sản xuất, doanh nghiệp đã quan tâm, tiếp cận và từng bước làm chủ công nghệ theo hướng bảo vệ sản phẩm và quyền sở hữu trí tuệ của mình khi tham gia thị trường.

Các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp cũng đã thực hiện nhiều giải pháp chuyển đổi số trong quản lý sản xuất, minh bạch thông tin nguồn gốc sản phẩm. Trên thị trường trong nước cũng đã có một số doanh nghiệp nghiên cứu phát triển thành công và cung cấp các giải pháp công nghệ cho các vấn đề này với giá cả phải chăng, phù hợp với điều kiện của cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đơn cử như việc áp dụng hệ thống số hoá quản lý chất lượng có gắn tem TXNG lên sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Đến nay, người tiêu dùng chỉ cần nhìn thấy tem TXNG trên sản phẩm là có thể tin tưởng mua và sử dụng.

Tới đây, Chính phủ cũng sẽ xây dựng các văn bản hướng dẫn nhằm chuẩn hóa và quản lý các hoạt động ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực này như đề án 100.

Về khó khăn lớn nhất là tài chính. Chuyển đổi số đòi hỏi nguồn lực về tài chính lớn cho các chi phí ban đầu như mua sắm thiết bị đồng bộ, hạ tầng truyền dẫn, chi phí mua sắm hoặc thuê phần mềm. Tiếp theo, nguồn nhân lực cần được đào tạo để có thể làm chủ được các giải pháp công nghệ và khai thác, vận hành nó một cách hiệu quả.

Việc đánh giá đúng và lựa chọn được đơn vị có chuyên môn phù hợp và có năng lực kinh nghiệm, uy tín để hợp tác áp dụng các giải pháp trong doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó là chúng ta chưa có các bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn cũng như các hướng dẫn để cộng đồng doanh nghiệp hiểu đúng về các giải pháp công nghệ dẫn đến việc áp lựa chọn các giải pháp chưa đáp ứng yêu cầu với thực tiễn.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cung cấp giải pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm còn hoạt động độc lập, chưa có thể kết nối và chia sẻ dữ liệu thành một hệ thống mạng lưới để đủ lớn có thể bao phủ cũng như phát huy sức mạnh của cộng đồng.

Ở tầm vĩ mô, chúng ta thực sự đang thiếu một sự tổ chức thống nhất, tổng quan giữa các ban ngành cho toàn ngành đối với việc chuyển đổi số cho công tác phòng và chống làm giả sản phẩm hoặc gian lận thương mại.

(Còn tiếp)

Còn lại: 1000 ký tự
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
Tuyển sinh, đào tạo tại Trường Cao đẳng – Kỹ thuật Vĩnh Phúc: Bám sát yêu cầu của doanh ngiệp và nhu cầu xã hội

(CHG) Quá trình tuyển sinh, đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc luôn tìm hiểu, bám sát nhu cầu thị trường lao động và việc làm, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Qua đó, học viên sớm làm quen với môi trường làm việc thực tế, phát triển toàn diện kỹ năng nghề, doanh nghiệp không phải đào tạo lại, nhà trường cũng ngày càng hoàn thiện chương trình đào tạo...

Xem chi tiết
Cục QLTT Đắk Lắk phối hợp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả

​Nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai cơ quan Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột, sau nhiều lần góp ý, trao đổi thống nhất giữa hai bên, ngày 13 tháng 4 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất

Xác định được tầm quan trọng của khoa học công nghệ (KHCN), thời gian qua, các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh đã chủ động ứng dụng phần mềm, công nghệ, kỹ thuật vào hoạt động, qua đó tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển bền vững.

Xem chi tiết
Lễ hội Miếu Ông - Miếu Bà huyện Ba Chẽ năm 2024

​Trong 2 ngày 8 và 9/4, tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Miếu Ông - Miếu Bà (thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ) đã diễn ra lễ hội Miếu Ông - Miếu Bà năm 2024.

Xem chi tiết
2
2
2
3