Liên kết thúc đẩy phát triển ngành gỗ bền vững


(CHG) Tạo nguồn gỗ nguyên liệu trong nước phục vụ tiêu dùng nội địa và chế biến xuất khẩu sẽ góp phần thúc đẩy ngành phát triển bền vững trong tương lai. Để làm được điều này đòi hỏi các cơ chế, chính sách về liên kết chuỗi và đất đai cần có những thay đổi mang tính đột phá.

 

Áp lực từ giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng cao

Mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 5-6 triệu m3 gỗ tròn và gỗ xẻ (gỗ nguyên liệu) để chế biến ra các sản phẩm gỗ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Gỗ nguyên liệu là một trong những cấu thành quan trọng nhất trong mỗi sản phẩm, với giá trị chiếm khoảng 50% trong cơ cấu giá thành sản phẩm.

5647-xk-gy
Xuất khẩu gỗ sang EU dự báo triển vọng tốt

Tỷ trọng này tăng kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu xảy ra làm đứt gãy chuỗi cung, gây ra tình trạng khan hiếm container rỗng. Điều này làm chi phí vận chuyển đường biển quốc tế tăng phi mã.

Mặt khác, đại dịch Covid-19 với các hoạt động giãn cách cũng tạo ra sự khan hiếm nguồn cung gỗ tại một số quốc gia cung cấp gỗ chính cho Việt Nam, đặc biệt là đối với các nguồn cung rủi ro thấp như Mỹ và các nước châu Âu. Các gói kích cầu và nguồn vay lãi suất thấp tại các quốc gia này làm bùng nổ nhu cầu xây dựng có sử dụng gỗ nguyên liệu tại đây.

Nguồn gỗ xuất khẩu càng trở nên khan hiếm, đẩy giá gỗ nguyên liệu tăng cao. Hiện nay, nhiều nhà cung đang chào gỗ cho các doanh nghiệp Việt Nam với mức giá cao hơn rất nhiều so với trước đó.

Một công ty chuyên làm đồ ngoài trời tại Quy Nhơn cho biết hiện đang có doanh nghiệp chào gỗ nhập khẩu với mức giá 215 USD/m3 gỗ bạch đàn xẻ, trong khi mức giá cao nhất trước đo mà công ty mua chỉ là 172-175 USD/m3. Một doanh nghiệp khác tại đây cho biết có những lô gỗ bạch đàn nhập về cảng giá đã lên tới 300 USD/m3, mức cao nhất trong lịch sử.

Giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu cao trong khi giá sản phẩm đầu ra không đổi làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh. Một doanh nghiệp tại Bình Dương chia sẻ, giá gỗ nhập khẩu cùng với cước phí vận chuyển tăng cao làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm từ 7-8% xuống còn 3-4%, một số dòng hàng hòa vốn.

Liên kết phát triển nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nước

Giá cước vận chuyển và giá gỗ tăng làm cho ngành gỗ Việt Nam giảm lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Đáng chú ý, do thiếu container rỗng, thời gian vận chuyển bây giờ kéo dài hơn 4-5 lần so với trước thời điểm dịch Covid-19. Điều này làm nhiều doanh nghiệp không chủ động được nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và kế hoạch giao hàng.

Ông Tô Xuân Phúc - chuyên gia phân tích chính sách - Tổ chức Forest Trends - đánh giá, nguồn gỗ rừng trồng trong nước đã được kỳ vọng là một trong những nguồn cung quan trọng để thay thế nguồn cung nhập khẩu. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn rất nhiều hạn chế để tạo ra nguồn cung gỗ rừng trong trong nước có chất lượng. Phần lớn gỗ rừng trồng của Việt Nam là gỗ nhỏ, với 60-70% được đưa vào làm dăm gỗ và viên nén. Lượng gỗ lớn, đặc biệt là gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC vẫn rất hạn chế.

Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, ông Tô Xuân Phúc cho hay, nguồn gỗ rừng trồng hiện nay của Việt Nam chủ yếu là gỗ keo, được trồng trên các diện tích đất rừng của hộ gia đình và của các công ty lâm nghiệp sở hữu nhà nước. Đối với rừng trồng từ hộ gia đình, nguồn gỗ nhỏ vì nhiều rào cản. Trong khi đó, rừng trồng từ các công ty lâm nghiệp diện tích lớn nhưng hiệu quả sử dụng đất thấp.

Nhu cầu về gỗ nguyên liệu chất lượng cao, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững hiện rất lớn. Chính phủ đã có những cơ chế và chính sách phát triển gỗ rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Tuy nhiên, con số từ Tổng cục Lâm nghiệp cho thấy đến hết tháng 8/2021 tổng số diện tích rừng có chứng chỉ tại Việt Nam đạt trên 307.000 ha, trong đó bao gồm 40.000 ha rừng tự nhiên, 50.000 ha cao su, còn lại là rừng trồng. Đến nay, diện tích rừng có chứng chỉ chiếm 8,4% trong tổng diện tích rừng trồng của cả nước.

Ông Tô Xuân Phúc cho rằng, liên kết khối tư nhân sẽ là giải pháp đột phá trong việc tạo nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng gỗ lớn có chứng chỉ. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất mà khối tư nhân đang gặp phải là không tiếp cận được với nguồn quỹ đất để trồng rừng, bởi nguồn quỹ đất này đang nằm dưới sự quản lý của các hộ và các công ty lâm nghiệp.

Hình thành và mở rộng liên kết giữa khối tư nhân và hộ gia đình, giữa khối tư nhân và các công ty lâm nghiệp là hướng đi đột phá trong việc chủ động tạo nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng là gỗ lớn có chứng chỉ tại Việt Nam trong tương lai. Trong liên kết này, khối tư nhân có tiềm năng trong việc phát huy các thế mạnh nêu trên của mình, tham gia cùng với hộ và công ty lâm nghiệp để phát triển rừng trồng gỗ lớn có chứng chỉ. Việc này cũng tạo các bước phát triển đột phá trong ngành chế biến nói riêng và ngành lâm nghiệp nói chung.

Để phát triển được các chuỗi liên kết, các chuyên gia cho rằng, các chính sách về đất đai, liên kết hợp tác kinh doanh trong ngành cần thay đổi, theo hướng tạo môi trường thúc đẩy hình thành liên kết, cởi trói và giải phóng tiềm năng về đất đai thông qua các mô hình liên kết. Bên cạnh đó, siết chặt kiểm soát gỗ rủi ro nhập khẩu, quản lý và minh bạch hóa thị trường nội địa sẽ giúp giảm lượng cung gỗ rủi ro nhập khẩu, từ đó tạo cơ hội cho các nguồn gỗ rừng trồng trong nước, bao gồm cả gỗ tạo ra bởi các mô hình liên kết phát triển. Ngoài ra, cần đa dạng hóa các loài cây nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về chủng loại sản phẩm.

Các cơ chế chính sách này sẽ tạo ra động lực nhằm giúp ngành giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, bao gồm cả nguồn gỗ rủi ro, giúp nâng hình ảnh và vị thế ngành gỗ Việt trên trường quốc tế. Các giải pháp này cũng trực tiếp thúc đẩy mở rộng các diện tích rừng chất lượng cao tại Việt Nam trong tương lai.


Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
Truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”- Sức mạnh nội lực của ngành Than

(CHG) Ngành Than là ngành công nghiệp đầu tiên của đất nước ta với lịch sử 184 năm khai thác. Trên hành trình phát triển, ngành Than và Vùng mỏ Quảng Ninh luôn phát huy sức mạnh nội lực “Kỷ luật và Đồng tâm”. Đây được coi là biểu tượng sức mạnh đoàn kết, tinh thần “thép” giúp lớp lớp thợ mỏ tiếp tục phát huy, kết hợp với sức mạnh thời đại để vượt qua mọi khó khăn, đưa ngành Than phát triển mạnh mẽ.

Xem chi tiết
Cơ khí TKV với các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ

(CHG) Trong suốt quá trình phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), ngành cơ khí giữ khâu sản xuất quan trọng chuyên chế tạo, cung cấp, sửa chữa thiết bị, vật dụng phục vụ công tác đào lò, khai thác, vận tải khoáng sản. Từ đầu năm 2024 đến nay, cơ khí TKV đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, giữ vững đà tăng trưởng ấn tượng.

Xem chi tiết
TKV tổ chức chương trình “Vinh quang thợ mỏ 2024”

(CHG) Quan tâm tới đời sống văn hóa tinh thần của công nhân và người lao động, Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam tổ chức chương trình “Vinh quang thợ mỏ 2024”, với chủ đề “30 năm, sáng tạo - năng suất - thu nhập cao”.

Xem chi tiết
Lan toả hình ảnh đẹp TKV

(CHG) Các tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc về ngành Than và người thợ mỏ đang được trưng bày trong triển lãm “Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 30 năm xây dựng, đổi mới và phát triển” tại số 3, Dương Đình Nghệ, Hà Nội.

Xem chi tiết
Giải pháp bảo vệ thương hiệu…

(CHG) Ngày 30/10/2024 tại Văn phòng Quỹ ACF TP.HCM (360 Lạc Long Quân, P.5, quận 11) đã diễn ra buổi làm việc bảo vệ thương hiệu cho sâm Ngọc Linh, xuất xứ từ Việt Nam, là sản phẩm được đánh giá chất lượng cao.

Xem chi tiết
2
2
2
3