(CHG) Ngày 16/6, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức lễ công bố lô sầu riêng đầu tiên xuất khẩu theo Nghị định thư qua thị trường Trung Quốc.
Lô hàng sầu riêng của Đồng Nai xuất khẩu gồm 20 container với khoảng 360 tấn gồm giống Dona, Ri6 đã xuất bến chở sầu riêng sang thị trường Trung Quốc bằng đường bộ qua các cửa khẩu Tân Thanh, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu quốc tế Móng Cái.
Sản phẩm sầu riêng là một trong những trái cây chủ lực của tỉnh Đồng Nai.
Thông tin tại buổi lễ, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết, sầu riêng là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh. Những năm qua, Đồng Nai tập trung xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất theo chuẩn thị trường xuất khẩu chất lượng cao, giá cả cạnh tranh với sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đặc biệt, để hỗ trợ cho sản phẩm sầu riêng xuất khẩu thuận lợi, chính quyền tỉnh sẽ đồng hành và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nông dân để sản phẩm nông sản của tỉnh Đồng Nai, nhất là các sản phẩm chủ lực của tỉnh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, điều kiện theo quy định của nước nhập khẩu.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung, việc tỉnh Đồng Nai chính thức xuất khẩu sầu riêng chính ngạch vào Trung Quốc không chỉ là niềm tự hào của nhà vườn trồng sầu riêng Đồng Nai, mà còn là niềm vui chung của người dân khu vực Đông Nam bộ và cả nước.
Được biết, dù là tỉnh công nghiệp, dịch vụ, nhưng Đồng Nai luôn chú trọng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, xem nông nghiệp, nông thôn là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Với những lợi thế về khí hậu và vị trí địa lý, tỉnh Đồng Nai đang hình thành vùng cây ăn quả tập trung, có diện tích khoảng 76.000ha, sản lượng 700 ngàn tấn trái cây các loại, như chôm chôm, bưởi, sầu riêng, măng cụt, xoài, chuối…
Đồng thời, những năm qua, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã thiết lập được 140 mã số vùng trồng, 81 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu (chuối, mít, thanh long, xoài, chôm chôm, chanh, sầu riêng, nhãn, vải, dưa hấu); trong đó có 103 mã số vùng trồng (chuối, mít, xoài, thanh long, chôm chôm, sầu riêng) phục vụ thị trường Trung Quốc và 37 mã số vùng trồng (xoài, chanh không hạt, chôm chôm) phục vụ xuất khẩu đi thị trường Úc, New Zealand, Hoa Kỳ, EU,...
Riêng với sầu riêng, thống kê tới nay toàn tỉnh hiện có tổng diện tích trồng sầu riêng trên 11,3 ngàn ha, đứng đầu khu vực Đông Nam bộ và đứng thứ tư cả nước. Diện tích thu hoạch gần 6,6 ngàn ha và dự kiến sản lượng năm 2023 khoảng 69 ngàn tấn. Đồng Nai cũng là tỉnh tích cực xây dựng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đến nay, toàn tỉnh có 11 vùng trồng sầu riêng với diện tích 820ha được cấp mã vùng trồng. Với diện tích và sản lượng này, trong năm 2023, Đồng Nai dự kiến sẽ xuất khẩu 20 ngàn tấn sầu riêng./.
6
Truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”- Sức mạnh nội lực của ngành Than
(CHG) Ngành Than là ngành công nghiệp đầu tiên của đất nước ta với lịch sử 184 năm khai thác. Trên hành trình phát triển, ngành Than và Vùng mỏ Quảng Ninh luôn phát huy sức mạnh nội lực “Kỷ luật và Đồng tâm”. Đây được coi là biểu tượng sức mạnh đoàn kết, tinh thần “thép” giúp lớp lớp thợ mỏ tiếp tục phát huy, kết hợp với sức mạnh thời đại để vượt qua mọi khó khăn, đưa ngành Than phát triển mạnh mẽ.
Xem chi tiết
Cơ khí TKV với các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ
(CHG) Trong suốt quá trình phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), ngành cơ khí giữ khâu sản xuất quan trọng chuyên chế tạo, cung cấp, sửa chữa thiết bị, vật dụng phục vụ công tác đào lò, khai thác, vận tải khoáng sản. Từ đầu năm 2024 đến nay, cơ khí TKV đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, giữ vững đà tăng trưởng ấn tượng.
Xem chi tiết