Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,62%
Theo báo cáo kinh tế xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2023 của Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng nay 29/12, sản xuất công nghiệp quý IV/2023 tăng trưởng tích cực hơn quý III/2023, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 6,86% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2023, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 3,02% so với năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,62%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 12 tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. IIP cả năm tăng 1,5% so với năm 2022. |
Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2023 ước tăng 3,02% so với năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,62% , đóng góp 0,93 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,79%, đóng góp 0,14 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,18%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 3,17%, làm giảm 0,10 điểm phần trăm.
Đáng chú ý, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2023 của một số ngành trọng điểm cấp II tăng cao: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 13,2%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 9,5%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 8,3%; sản xuất kim loại tăng 7,6%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 7,2%; dệt tăng 7%; sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 6,1%.
Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 10,7%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 5,7%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 4,2%; sản xuất xe có động cơ giảm 2,4%; khai thác than cứng và than non giảm 1,6%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 1,5%; sản xuất trang phục giảm 0,9%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 0,6%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2023 so với năm trước tăng ở 50 địa phương và giảm ở 13 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao . Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm .
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2023 tăng cao so với năm trước: Đường kính tăng 30,9%; phân hỗn hợp NPK tăng 18,6%; thép cán tăng 12,7%; thuốc lá điếu tăng 10,1%; vải dệt từ sợi tự nhiên, vải dệt từ sợi nhân tạo và sữa tươi cùng tăng 7,5%; sơn hóa học tăng 7,1%; alumin tăng 5,6%; ti vi tăng 4,8%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với năm trước: Xe máy giảm 12,6%; ô tô giảm 12,3%; điện thoại di động giảm 9,9%; thép thanh, thép góc giảm 8,9%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 7,4%.
Tính chung cả năm 2023, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 3,02% so với năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,62%. |
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2023 tăng 3,1% so với tháng trước và tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2023, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,8% so với năm 2022 (năm trước tăng 7,1%).
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/12/2023 giảm 1,3% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 19,8% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 13,9%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân năm 2023 là 87,5% (năm 2022 là 78,1%).
Lao động làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp tăng trở lại
Tổng cục Thống kê cũng cho biết, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/12/2023 tăng 0,9% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 2,2% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,1% và giảm 3,1%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,6% và giảm 2,2%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,2% và giảm 2%.
Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 0,3% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 1% và giảm 2,3%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 0,2% và giảm 1,7%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,3% và tăng 1,3%.
Nguồn: Báo Công thương
(CHG) Diễn ra trong 9 ngày (từ 09/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Xem chi tiết(CHG) Diễn ra từ ngày 06- 10/11/2024, “Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024” tổ chức tại Công viên Văn hoá Lê Thị Riêng, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh đã thu hút gần 90.000 lượt khách tham quan và mua sắm.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết(CHG) Ngành Than là ngành công nghiệp đầu tiên của đất nước ta với lịch sử 184 năm khai thác. Trên hành trình phát triển, ngành Than và Vùng mỏ Quảng Ninh luôn phát huy sức mạnh nội lực “Kỷ luật và Đồng tâm”. Đây được coi là biểu tượng sức mạnh đoàn kết, tinh thần “thép” giúp lớp lớp thợ mỏ tiếp tục phát huy, kết hợp với sức mạnh thời đại để vượt qua mọi khó khăn, đưa ngành Than phát triển mạnh mẽ.
Xem chi tiết(CHG) Trong suốt quá trình phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), ngành cơ khí giữ khâu sản xuất quan trọng chuyên chế tạo, cung cấp, sửa chữa thiết bị, vật dụng phục vụ công tác đào lò, khai thác, vận tải khoáng sản. Từ đầu năm 2024 đến nay, cơ khí TKV đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, giữ vững đà tăng trưởng ấn tượng.
Xem chi tiết