Công nghiệp hỗ trợ sẽ phát triển theo hướng hiện đại nhờ chuyển đổi số
Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế và các doanh nghiệp cũng tin tưởng nếu được quan tâm, đầu tư đúng mức, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam sẽ phát triển theo hướng hiện đại, có hàm lượng công nghệ cao, không chỉ phục vụ trong nước mà còn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
![]() |
Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Điện - Điện tử Mê Trần (tỉnh Vĩnh Phúc). Ảnh: Danh Lam |
Liên quan đến nội dung này ông Hoàng Hữu Thắng- Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn kỹ thuật và công nghiệp Việt Nam (Intech Group), là một trong những doanh nghiệp thuôc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, chia sẻ: doanh nghiệp đã chú trọng đến chuyển đổi số và thực hiện theo từng giai đoạn. Trong năm 2023, đơn vị đang tiến hành chuyển đổi số toàn diện. “Vận hành trên nền tảng số, tất cả các dữ liệu được thống kê, việc đầy đủ dữ liệu giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định, cũng như chiến lược cho các giai đoạn tiếp theo một cách khoa học. Bên cạnh đó, trải nghiệm khách hàng cũng gia tăng, mọi thứ được kịp thời hơn. Việc bảo hành, bảo trì máy móc được kịp thời, chặt chẽ” - ông Hoàng Hữu Thắng chia sẻ.
Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ “Made in VietNam” đã được nhiều tập đoàn lớn của thế giới đang đầu tư tại Việt Nam như Samsung, LG, Apple, Honda, Toyota,... tin dùng và trở thành nhà cung ứng một số sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ chuỗi sản phẩm công nghiệp chính.
Đề cao vai trò của công nghệ trong việc nâng cao năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, ông Huy Nguyễn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chuỗi khối Việt Nam, đồng sáng lập và Chủ tịch tại Kardia Chain cho biết, các nhà sản xuất lớn đều đã xây dựng chuỗi cung ứng hoàn toàn tự động.
Mặc dù doanh nghiệp Việt Nam chưa thể thực hiện đạt 100% yêu cầu này, nhưng với từng giai đoạn cụ thể, hoàn toàn có thể làm được. Trong đó, yêu cầu đầu tiên chính là công nghệ, cụ thể là bắt đầu từ chuyển đổi số. Chuyển đổi số sẽ tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng.
Mới đây, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và Tổ chức Tài chính quốc tế (nhóm Ngân hàng Thế giới) đã lần đầu tiên ra mắt Bộ công cụ Đánh giá Chuyển đổi số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Bộ công cụ này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mô hình sản xuất thông minh và bền vững của các doanh nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ trong nước, nhằm tăng cường vị thế và khả năng cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Bên cạnh đó, việc xây dựng Bộ công cụ đánh giá chuyển đổi số sẽ đóng vai trò quan trọng nhằm xác định thực trạng của doanh nghiệp; đồng thời cung cấp thông tin chuyên sâu và tăng cường nhận thức về chuyển đổi số trong quá trình triển khai đánh giá; để từ đó doanh nghiệp dễ dàng triển khai các khuyến nghị/giải pháp theo lộ trình chuyển đổi số dài hạn phù hợp với năng lực và nguồn lực của doanh nghiệp.
Ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia IFC tại Việt Nam, Lào và Campuchia cho biết: “Bộ công cụ này thể hiện một bước tiến quan trọng đối với lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trên hành trình hướng tới chuyển đổi số, tập trung ngày càng nhiều vào tính bền vững, góp phần quan trọng trong việc tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và cải thiện liên kết FDI”.
Tăng hỗ trợ cho doanh nghiệp trong công tác chuyển đổi số
Theo bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay, thì tỷ lệ nội địa hóa bao nhiêu phần trăm không quan trọng bằng hàm lượng công nghệ đóng góp cho chuỗi giá trị là bao nhiêu. Đó mới là điều quan trọng và là mấu chốt. Và có thể khẳng định, đóng góp vào hàm lượng công nghệ cao trong từng sản phẩm mới là ý nghĩa sâu xa mà công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cần hướng tới.
Thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện của Việt Nam có năng lực tốt ở các lĩnh vực như sản xuất khuôn mẫu các loại; linh kiện xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện; linh kiện nhựa - cao su kỹ thuật; săm lốp các loại… Các sản phẩm này đã đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước cũng ngày càng tích cực áp dụng các tiêu chuẩn, công cụ quản lý hiện đại vào sản xuất, chế tạo, trong đó, đã hình thành và phát triển được các tập đoàn kinh tế lớn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp cơ bản, vật liệu, cơ khí chế tạo như Viettel, Vingroup, Trường Hải, Thành Công, Hòa Phát..., tạo nền tảng cho ngành công nghiệp hỗ trợ, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
Ngoài ra, cơ chế chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong công tác chuyển đổi số đã có nhưng để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn hỗ trợ này còn nhiều vướng mắc. Theo chia sẻ của một số doanh nghiệp, để nhận được các gói hỗ trợ từ Nhà nước, đôi khi doanh nghiệp mất chi phí nhiều hơn cả giá trị mà họ nhận được. Bên cạnh đó, nguồn thông tin để tiếp cận những gói hỗ trợ cũng chưa đến được với doanh nghiệp.
Chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp trong chuyển đổi số, ông Ngô Khải Hoàn - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết, thời gian qua đã có nhiều cơ chế, chính sách được ban hành nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng. Cùng với đó, cần phải hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật làm nền tảng, tạo động lực phát triển công nghiệp, đặc biệt là xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm sớm nhất.
Ngoài ra, Cục Công nghiệp cũng đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác với các đơn vị, tổ chức trong nước, quốc tế, các doanh nghiệp FDI lớn tại Việt Nam nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mặt khác, Nhà nước cần có quy hoạch hình thành một số khu công nghiệp chuyên sâu tại 3 miền Bắc - Trung - Nam, hỗ trợ đào tạo lao động chất lượng cao, hỗ trợ công nghệ khi nhập khẩu các thiết bị cũ đã qua sử dụng nhưng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và Việt Nam, trực tiếp dẫn dắt các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia sản xuất; kết nối các tập đoàn lớn quốc tế đang có mặt tại Việt Nam với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ…
Nguồn: Báo Công thương
LTS: Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang nỗ lực hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, một trong những thách thức, nhức nhối và dai dẳng nhất chính là vấn nạn buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, thứ được ví như “giặc” nội xâm kinh tế. Nó không chỉ làm méo mó thị trường, gây thiệt hại nặng nề cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn gặm nhấm niềm tin vào pháp luật và bộ máy quản lý nhà nước. Chính vì vậy, ngày 14/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu thành lập Tổ công tác đặc biệt và mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại từ ngày 15/5 đến 15/6/2024 trên phạm vi toàn quốc. Đây là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy, cuộc chiến chống “giặc nội xâm” không còn là nhiệm vụ riêng lẻ của một ngành, một cấp, mà cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ trung ương đến địa phương, từ cơ quan hành pháp, tư pháp cho đến các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân.
Xem chi tiết(CHG) Trung tâm Kỹ thuật Chống hàng giả ACF vừa chính thức ra mắt tại TP.HCM, đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực ứng dụng công nghệ để bảo vệ giá trị thật, đồng hành cùng doanh nghiệp và người tiêu dùng trong cuộc chiến ngày càng phức tạp với hàng giả.
Xem chi tiết(CHG) Một trong những công ty khai thác than hầm lò chủ lực của TKV vừa khai thác thành công tấn than đầu tiên tại mức -300 mét.
Xem chi tiết(CHG) Cán bộ, đoàn viên công đoàn và người lao động phát huy sáng kiến, áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động
Xem chi tiết(CHG) Với "Super Sinh Lời" vừa ra mắt, VPBank là ngân hàng đầu tiên đưa ra giải pháp sinh lời một cách tự động, linh hoạt khi tiền gốc và lãi được trả về tài khoản mỗi ngày, giúp khách hàng dễ dàng theo dõi và quản lý. Mức lợi suất tới 3,5%/năm cũng gấp hàng chục lần so với chỉ để tiền trong tài khoản như thông thường.
Xem chi tiết