Lao đao vì cạnh tranh không bình đẳng
Trong thời gian dài, ngành mía đường Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức khi đường nhập khẩu cả chính ngạch và nhập lậu qua biên giới gia tăng. Rồi từ năm 2020, Việt Nam bắt đầu thực thi cam kết trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với sản phẩm mía đường với mức thuế nhập khẩu 5% từ các nước ASEAN.
Thêm vào đó, để đẩy mạnh xuất khẩu, chính phủ một số nước trong ASEAN đã trợ giá cho ngành mía đường nội địa bằng nhiều hình thức khác nhau, dẫn đến cuộc chơi không công bằng trong cạnh tranh. Năm 2020, nhập khẩu đường từ Thái Lan đạt gần 1,5 triệu tấn, tăng 330% so với năm 2019. Theo thống kê của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, trước khi ngành mía đường thực thi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, Việt Nam có 41 nhà máy sản xuất đường. Đến năm 2020 chỉ có 30 nhà máy còn hoạt động. Diện tích trồng mía bị thu hẹp đáng kể do thu nhập từ cây mía không bảo đảm cuộc sống của người nông dân.
Người dân ở Tuyên Quang thu hoạch mía. Ảnh: VĂN THƯƠNG |
Trước tình hình đó, 6 nhà máy đường với đại diện là Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm đường mía xuất xứ từ Thái Lan. Sau quá trình điều tra kỹ lưỡng, ngày 15-6-2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức đối với đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.
Theo đó, áp dụng mức thuế phòng vệ thương mại (PVTM) là 47,64% đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam. Do áp dụng biện pháp PVTM, lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam đã giảm mạnh. Điều này làm giảm tốc độ cạnh tranh không bình đẳng của đường Thái Lan đối với ngành sản xuất trong nước, từ đó giúp giá đường sản xuất trong nước tăng lên. Giá thu mua mía của nông dân cũng tăng thêm từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng/tấn.
Thích nghi với bối cảnh hội nhập kinh tế
Đánh giá về thực trạng ngành mía đường Việt Nam sau khi áp dụng biện pháp PVTM, ông Nguyễn Văn Lộc, Quyền Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng: "Biện pháp PVTM đã có tác dụng chặn đứng lại sự suy thoái của ngành đường; giá đường của Việt Nam bắt đầu tiệm cận giá các nước trong khu vực". Từ góc độ DN, ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Sơn Dương (Tuyên Quang) cho hay, đây là giải pháp hiệu quả để từng bước phục hồi vùng nguyên liệu của người nông dân và các DN sản xuất mía đường, đồng thời giảm áp lực cho các DN mía đường trong nước.
Nếu trong niên vụ 2020-2021 không có quyết định áp dụng biện pháp PVTM kịp thời đối với sản phẩm đường nhập khẩu cạnh tranh không lành mạnh, giúp giá đường trong nước tăng trở lại thì chắc chắn nhà máy của công ty cũng sẽ phải đóng cửa và DN phá sản. “DN xác định trong bối cảnh hội nhập quốc tế luôn phải cập nhật thông tin, nhận biết sớm dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh để kịp thời đề xuất với nhà nước có những biện pháp PVTM, tạo sự công bằng cho ngành sản xuất mía đường trong nước. Rất mong nhà nước sẽ tiếp tục có những biện pháp cảnh báo, phòng ngừa đối với sản phẩm đường nhập khẩu để các DN kịp thời có biện pháp ứng phó”, ông Nguyễn Hồng Minh mong muốn.
Thông tin về ý nghĩa của các biện pháp PVTM trong việc bảo vệ các DN Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, ông Chu Thắng Trung, Phó cục trưởng Cục PVTM, Bộ Công Thương cho biết: "PVTM là công cụ chính sách được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép các nước thành viên sử dụng nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu, như bán phá giá hay nhận trợ cấp từ chính phủ; hoặc trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hưởng tới ngành sản xuất nội địa.
Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của thương mại toàn cầu, các biện pháp PVTM (chống bán phá giá, chống trợ cấp, biện pháp tự vệ) cũng thường xuyên được các quốc gia trên thế giới sử dụng. Tuy nhiên, PVTM không phải ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu mà là đưa ra môi trường cạnh tranh công bằng, thúc đẩy các DN, ngành hàng nâng cao năng lực cạnh tranh”.
Thực tế cho thấy, PVTM là công cụ vô cùng quan trọng trong chính sách thương mại, góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế. Song, trong xu thế hội nhập hiện nay, ngoài việc vận dụng linh hoạt các biện pháp, bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng, bản thân các DN ngành mía đường, người trồng mía cũng cần tiếp tục nâng cao năng lực để có thể thích nghi với bối cảnh hội nhập kinh tế, phát triển bền vững.
Nguồn: Báo Quân Đội Nhân Dân
(CHG) Ngày 14/11/2024, Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho hơn 25 chủng loại sản phẩm nông sản của hơn 50 tổ chức, doanh nghiệp.
Xem chi tiết(CHG) UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”.
Xem chi tiết(CHG)Năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ tổng số 185 tổ chức, cá nhân và đã tiến hành kiểm tra theo kế hoạch 185 tổ chức, cá nhân, đạt 100% kế hoạch, qua đó phát hiện 4 tổ chức, cá nhân vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 5 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG)Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 đã được ban hành theo Quyết định số 119/QĐ-QLTTGL ngày 26/12/2023 của Cục QLTT tỉnh Gia Lai. Các Phòng, Đội QLTT trực thuộc đã bám sát kế hoạch được phê duyệt, tiến hành kiểm tra theo danh sách được phân công. Đến nay lực lượng QLTT hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) Diễn ra trong 9 ngày (từ 09/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Xem chi tiết