Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động, hiệu quả cao


(CHG) (Xây dựng) - Đến năm 2030, phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới.
phat trien dong bang song cuu long thanh trung tam kinh te nong nghiep ben vung nang dong hieu qua cao
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa ra Nghị quyết số 5/NQ-HĐĐPVĐBSCL về quy hoạch vùng và khoản vay hỗ trợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cụ thể, về quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Nghị quyết thống nhất quan điểm, mục tiêu phát triển và phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc sớm phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là yêu cầu cấp thiết hiện nay để tạo điều kiện cho các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định và hệ thống giữa các quy hoạch.

Đến năm 2030, phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở phát triển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp, các hành lang kinh tế và các đô thị động lực tập trung các dịch vụ và công nghiệp đa dạng, ứng dụng công nghệ cao với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế biển, tăng cường kết nối nội vùng, trong nước và quốc tế; chú trọng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo dựng môi trường sống bền vững, chất lượng sống tốt cho người dân địa phương gắn với bảo tồn các tài nguyên, hệ sinh thái quan trọng; duy trì và tôn tạo bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc.

Đồng thời, tiếp tục ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, có ý nghĩa quan trọng cấp quốc gia, vùng, liên tỉnh bao gồm: Giao thông, năng lượng, cấp nước sạch, trung tâm đầu mối về nông nghiệp, giáo dục - đào tạo, y tế, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về khoản vay hỗ trợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nghị quyết nêu rõ việc tiếp nhận khoản vay, tiêu chí lựa chọn và danh mục dự án đầu tư, cơ chế tài chính của các dự án và các nội dung có liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật.

Nguồn: Báo Xây Dựng

Còn lại: 1000 ký tự
Tuổi trẻ TKV: Tự hào truyền thống - Vững bước tương lai

(CHG) Hội thi sân khấu hoá "Tìm hiểu lịch sử ngành Than Việt Nam và truyền thống văn hoá thợ mỏ, truyền thống Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 30 năm xây dựng và phát triển" tiếp thêm niềm tự hào cho tuổi trẻ TKV vững bước tương lai

Xem chi tiết
Tác động của thuốc kháng bệnh kém chất lượng trong quá trình nuôi trồng thủy hải sản

(CHG) Nuôi trồng thủy hải sản là một trong những ngành sản xuất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế và cung cấp nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, ngành này cũng đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có bệnh tật gây hại cho tôm, cá và các loại hải sản khác. Để kiểm soát bệnh tật, nhiều nông dân đã sử dụng thuốc kháng bệnh. Tuy nhiên, thị trường hiện nay đang tràn ngập các loại thuốc kháng bệnh kém chất lượng, gây thiệt hại không nhỏ cho người nông dân và ảnh hưởng đến môi trường.

Xem chi tiết
Ngày hội Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau

(CHG) Với chủ đề: “Khởi nghiệp xanh– Xu hướng phát triển bền vững”, “Ngày hội Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau” (CamaUP’24) hứa hẹn là diễn đàn, sân chơi bổ ích, thú vị,…

Xem chi tiết
Khó khăn của các doanh nghiệp theo xu hướng truyền thống trong bối cảnh thương mại điện tử

(CHG) Ngày nay, thương mại điện tử đã trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và Internet đã mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp theo xu hướng truyền thống.

Xem chi tiết
Nỗi niềm của nông dân khi sử dụng thức ăn chăn nuôi gia súc kém chất lượng

LTS: Trong nền kinh tế nông nghiệp hiện nay, nông dân là những người gắn bó chặt chẽ với đồng ruộng, với đàn gia súc. Họ không chỉ là người sản xuất mà còn là những người nuôi dưỡng, chăm sóc cho sự sống của hàng triệu sinh vật. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn mà họ đang phải đối mặt là chất lượng thức ăn chăn nuôi. Việc sử dụng phải thức ăn giả súc kém chất lượng đang dần trở thành nỗi lo lắng thường trực, ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe vật nuôi mà còn đến cuộc sống của chính người nông dân. Bài viết không đưa cụ thể về bất kỳ đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc nào liên quan đến vấn đề kém chất lượng. Mục đích của bài viết nhằm gióng lên tiếng chuông cảnh báo tới những đơn vị sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm có biểu hiện của sự gian dối nhằm trục lợi bất chính. Đồng thời thay lời muốn nói từ những nỗi niềm của người nông dân. Hiện nay, trên thị trường, thức ăn chăn nuôi giả súc kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều. Những sản phẩm này thường được sản xuất với nguyên liệu không đảm bảo, không đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của gia súc. Việc sử dụng những loại thức ăn này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của vật nuôi mà còn dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng đối với sản phẩm nông nghiệp.

Xem chi tiết
2
2
2
3