Sản phẩm nông nghiệp được nâng cao giá trị nhờ kết tinh văn hóa


(CHG) Những sản phẩm nông nghiệp không chỉ phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người, mà ẩn sâu trong đó là chiều sâu văn hóa của các vùng miền, nơi ra đời sản phẩm đó.
Ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 
Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành NN&PTNT diễn ra ngày 13/1.
Ghi nhận những kết quả ngành nông nghiệp đạt được trong năm 2022, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định ngành văn hóa, thể thao và du lịch luôn đồng hành cùng ngành nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch nông thôn. 
Nhờ đẩy mạnh các mô hình sản xuất trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương, du lịch miệt vườn, du lịch cộng đồng sinh thái ngày càng phát triển, sản phẩm của ngành nông nghiệp đã thành các sản phẩm OCOP qua bàn tay tài hoa của nông dân.
"Sản phẩm nông nghiệp không chỉ phục vụ bữa ăn hàng ngày của người tiêu dùng mà còn thể hiện chiều sâu văn hóa. Người tiêu dùng mua sản phẩm OCOP còn mua cả giá trị văn hóa kết tinh trong đó chứ không chỉ có giá trị vật chất", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đây sẽ là động lực để hai bộ kết nối, liên kết để phát triển ngành nông nghiệp có giá trị văn hóa cao hơn.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng đề xuất hai bộ tiếp tục phối hợp nhằm thúc đẩy xây dựng nông thôn mới để "nông thôn là nơi đáng đến đáng về".
"Đặc biệt, trong lĩnh vực du lịch, thời gian qua chúng ta đã kiến tạo và đề xuất được nhiều giải pháp nhưng công tác quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch nông thôn ra thế giới còn khiêm tốn, do vậy hai bộ cần đẩy mạnh liên kết để có nhiều sản phẩm về du lịch gắn với nông nghiệp", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói.
Những mảnh ruộng bậc thang Yên Bái đã phát huy giá trị văn hóa đồng hành cùng nông nghiệp - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Câu chuyện ông Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái nêu lên tại hội nghị đã minh chứng khá rõ cho việc kết hợp nông nghiệp với văn hóa giúp nâng cao đời sống của người dân địa phương.
Ông Nguyễn Thế Phước cho biết, ngoài những chính sách chung hỗ trợ cho nông nghiệp do Chính phủ đề ra, Yên Bái đã ban hành riêng 16 nhóm chính sách hỗ trợ thông qua các chuỗi giá trị. Hiện 37 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ. 
Ông Nguyễn Thế Phước thông tin: "Với diện tích hơn 800 ha trồng chè, một trong những mô hình nổi bật của Yên Bái là phát triển vùng chè Shan Tuyết Suối Giàng gắn với du lịch sinh thái. Thông qua mô hình này, tỉnh đã phát huy những thế mạnh về du lịch trải nghiệm để thu hút khách du lịch. Qua đó, năm 2022, số lượng khách du lịch đến với Yên Bái đã tăng gấp 2 lần so với năm 2021. Cụ thể là 1,5 triệu lượt khách".
Ông Phước cho biết, năm 2022, địa phương cũng tập trung phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời tạo sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên.
Ngoài ra, năm vừa qua, tỉnh cũng đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp. 100% sản phẩm OCOP địa phương đều được đưa lên các sàn thương mại điện tử, từ đó nâng cao sức tiêu thụ.
"Yên Bái đang thực hiện quản lý diện tích rừng lớn với hơn 50% diện tích là rừng tự nhiên. Đời sống người dân hiện chủ yếu dựa vào mức gia khoán bảo vệ rừng và vẫn còn thấp", ông Phước nói. Theo đó, đại diện tỉnh Yên Bái đề xuất Bộ NN&PTNT tham mưu với Chính phủ xem xét nâng mức khoán bảo vệ rừng cho người dân lên mức 1 triệu đồng/ha; đồng thời tham mưu Chính phủ xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon và có hướng dẫn để các địa phương thực hiện.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/san-pham-nong-nghiep-duoc-nang-cao-gia-tri-nho-ket-tinh-van-hoa-102230113100941726.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Hiểm họa sử dụng mũ bảo hiểm giả và phụ tùng xe máy giả

(CHG) Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm cùng đại diện các cơ quan chức năng về vấn nạn hàng giả trong việc sử dụng mũ bảo hiểm và phụ tùng xe mô tô, xe gắn máy là một vấn đề gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho xã hội.

Xem chi tiết
Kiến tạo hệ sinh thái sản phẩm số thông minh, doanh nhân Hoàng Mai Chung được vinh danh tại I4.0 Awards

(CHG) Tại Lễ trao giải Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards lần thứ tư, doanh nhân Hoàng Mai Chung, Chủ tịch HĐQT Meey Group đã vinh dự được xướng tên ở hạng mục “Nhà lãnh đạo tiên phong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Đây là sự ghi nhận xứng đáng đối với “nhà kiến tạo” hệ sinh thái công nghệ bất động sản thông minh Meey Group.

Xem chi tiết
Giành giải I4.0 Awards 2025, Meey Group khẳng định vị thế dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản

(CHG) Ngày 22/6, tại Lễ vinh danh Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards lần thứ tư, Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã xuất sắc giành 2 giải thưởng quan trọng, tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong chuyển đổi số ngành bất động sản và bám sát định hướng, mục tiêu chuyển đổi số quốc gia.

Xem chi tiết
LocknLock đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng tại Việt Nam qua chuỗi Brand Day trải nghiệm thực tế

(CHG) LocknLock chính thức khởi động sự kiện khuyến mãi lớn nhất mùa hè mang tên LocknLock Brand Day 2025, diễn ra từ 20 đến 22/6/2025 tại cửa hàng LocknLock Long Hậu (huyện Cần Giuộc, Long An).

Xem chi tiết
Meey Atlas với tham vọng trở thành nền tảng bản đồ số hàng đầu Việt Nam

​(CHG) Với nhiều ưu điểm vượt trội, khác biệt, Meey Atlas - Nền tảng bản đồ số toàn diện cho người Việt do Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) phát triển đã ghi dấu ấn mạnh mẽ. Đây cũng chính là sản phẩm đã chinh phục giải Sao Khuê 2025.

Xem chi tiết
2
2
2
3